Nên làm gì khi có người ngắt xỉu

Nên làm gì khi có người ngắt xỉu

Thật khủng khiếp khi đối mặt với tình huống có người bị xỉu, đặc biệt là bạn lại quen biết với người đó.Tuy nhiên, sau đây là một vài bước đơn giản mà bạn nên làm để giúp bạn quyết định hành động tốt nhất có thể, mà trong trường hợp nghiêm trọng là khác biệt giữa sự sống và cái chết

Thật khủng khiếp khi đối mặt với tình huống có người bị xỉu, đặc biệt là bạn lại quen biết với người đó.Tuy nhiên, sau đây là một vài bước đơn giản mà bạn nên làm để giúp bạn quyết định hành động tốt nhất có thể, mà trong trường hợp nghiêm trọng là khác biệt giữa sự sống và cái chết

Kiểm tra hiện trường

Liệu có an tòan không khi bạn tới gần người bị ngất ?

Đừng để cho bạn trở thành nạn nhân kế tiếp. Hãy kiểm tra các mối nguy hiểm như : hóa chất, điện, hay giao thông. Nếu bạn có thể lọai bỏ một cách an toàn các mối nguy hiểm  thì hãy làm. Nếu không, tự hỏi xem bạn có thể di chuyển nạn nhân thật an toàn và dễ dàng ra khỏi nguy hiểm không ?Hay có thể bạn phải cần gọi người giúp đỡ như lính cứu hỏa.

Kiểm tra phản ứng

Xem tri giác người bị nạn còn tỉnh táo không ?

-Nhẹ nhàng bóp vai và hỏi lớn :"Bạn có sao không ? "

-Nói lớn và rõ

-Luôn luôn nghi ngờ có tổn thương cổ và hãy bóp vai nhẹ nhàng

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đừng bóp vai mà hãy thử tạo ra một phản ứng ở trẻ như là đánh nhẹ vào má hay lòng bàn chân và nói thật to.

Nếu không có phản ứng

Nếu nạn nhân không có phản ứng, nguy hiểm tức thời cho nạn nhân là họ có thể bị bất tỉnh và bị tắt đường dẫn khí hay cần phải được làm tỉnh lại.

-Gọi người giúp đỡ

-Nếu có thể, để nạn nhân ở tư thế mà bạn tìm thấy họ và thông đường dẫn khí

-Nếu không thể đánh giá tư thế ban đầu của nạn nhân, lật ngửa nạn nhân lại và thông đường dẫn khí.

-Luật quan trọng nhất của sơ cứu là không bao giờ  đặt bạn vào tình huống nguy hiểm.Đừng lao thẳng tới hiện trường, nhìn xung quanh để đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn. Nếu có nghi ngờ, hãy lui lại

Vật gì có thể làm tắt đường thở?

 

Đường thở cấu tạo gồm mũi, miệng và khí phế quản. Chúng dẫn khí, có Oxy, đến phổi và lọai bỏ khí thải ra là Carbon dioxide trong phổi. Nếu đường thở bị tắt, lượng Oxy trong cơ thể sẽ giảm và sẽ dẫn tới việc các cơ quan sống còn như tim và não ngưng hoạt động. Kế đến là cái chết trừ khi có hành động thỏa đáng.

 

Rất nhiều thứ có thể làm nghẽn đường thở: Máu, thức ăn, chất nôn thường là nguyên nhân chính.Tuy nhiên, với người mất tri giác thì nguy cơ lớn nhất là từ cái lưỡi. Khi một người mất tri giác, cơ sẽ duỗi ra. Nếu người đó nằm ngửa, lưỡi sẽ rơi xuống phía sau miệng, che khí quản lại và ngăn Oxy đi vào cơ thể.

 

Thông đường thở là bước đầu tiên trong quy tắc ABC của sơ cấp cứu. Cách thức thông đường thở bị lưỡi che rất đơn giản. Chỉ cần ngửa cổ và nâng cằm lên, lưỡi sẽ không bị rơi xuống phía sau cổ họng

Thông đường thở

-Đặt một tay lên trán và nhẹ nhàng ngửa đầu ra sau.

-Dọn sạch các vật cản dễ thấy trong miệng ra như răng gia sai vị trí, nhưng để răng giả đúng chỗ lại

-Đặt 2 đầu ngón tay tại điểm dưới cằm nạn nhân và nâng cằm lên. Nếu có nghi ngờ chấn thương cổ, hãy di chuyển đầu thật nhẹ nhàng và tránh ngửa đầu quá mức.

Với trẻ sơ sinh, chỉ dúng ngón tay để nâng cằm và chú ý không ngửa đầu quá mức.

Kiểm tra hô hấp

Khi đã thông đường thở, ưu tiên tiếp theo là kiểm tra người đó có thở được không. Giữ đường thở mở ra bằng một tay đặt lên trán và một tay nâng cằm. Đặt má của bạn về phía mặt nạn nhân và nhìn xuống dưới ngực.

-Nhìn  xem cửa động của lồng ngực và bụng

-Nghe hơi thở

-Cảm giác hơi thở trên mặt của bạn.

Nếu nạn nhân thở được, đặt nạn nhân về tư thế phục hồi.

Nếu nạn nhân không thở

-Gọi cấp cứu ngay

Nếu bạn chưa làm điều này, hãy chắc rằng xe cấu cứu đã được gọi.

-Bắt đầu làm tỉnh nạn nhân.

Quy tắc abc

Airway :(Đường thở) Thông thóang đường thở cho nạn nhân

Breathing : (Hô hấp) Kiểm tra hô hấp và hà hơi cấp cứu  cho nạn nhân không thở

Circulation : (Tuần hòan) Kiểm tra dấu hiệu tuần hòan bình thường của nạn nhân và giúp họ khi hệ tuần hòan của họ bị tổn thương hay đã ngưng.

Theo  BSGĐ