Cách xử trí ban đầu một phụ nữ chuyển dạ

Cách xử trí ban đầu một phụ nữ chuyển dạ

Điều quan trọng cần phải nhớ rằng chuyển dạ là một quá trình diễn tiến tự nhiên và vai trò của công tác sơ cứu thường giới hạn ở việc gọi nữ hộ sinh đến hoặc đưa sản phụ đến nơi dự định sanh một cách an toàn

Thông thường chuyển dạ được chia thành 3 giai đoạn. Mặc dù không có ca nào giống ca nào nhưng trong hầu hết các trường hợp chuyển dạ sẽ diễn tiến một cách thuận lợi. Trong giai đoạn đầu cổ tử cung dãn nở dần để đứa bé có thể lọt qua giai đoạn thứ 2 đứa bé được sinh ra và giai đoạn thứ 3 là giai đoạn  sổ nhau.

Nói chung chuyển dạ là một quá trình diễn tiến kéo dài, đặc biệt lần sinh đầu tiên sẽ kéo dài nhiều giờ thậm chí nhiều ngày. Tuy nhiên, đối với 1 số phụ nữ, nhất là những người mang thai lần thứ 2 trở đi, sự chuyển dạ xảy ra khá nhanh. Một số sản phụ còn có thể không biết mình đang chuyển dạ hay thậm chí đang mang thai cho đến khi đứa trẻ ra đời. trong những tình huống này vai trò của bạn là gọi đội chăm sóc y tế đến và hỗ trợ sự diễn tiến chuyển dạ tự nhiên cho đến khi họ đến.Mời bạn xem kỹ ở bài chuyển dạ.

Chuyển dạ là giai đoạn tột bậc của quá trình mang thai. Sự túc trực của người chồng bên cạnh giúp đỡ và hỗ trợ sản phụ sẽ rất có ích giúp cho quá trình chuyển dạ diễn tiến thuận và dễ chịu hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng của các giai đoạn chuyển dạ

·         Giai đoạn 1: Cổ tử cung dãn dần cho phép đều đứa bé đi qua, giai đoạn này có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày,nước ối có thể vỡ ra và nút nhầy giúp bảo vệ tử cung khỏi nhiễm trùng rơi ra. Các dấu hiệu và triệu chứng của giai đoạn chuyển dạ đầu tiên bình thường bao gồm:

 
-        Các cơn gò tử cung ngày càng đau hơn và thường xuyên hơn

-          Tiết dịch âm đạo nhày có lẫn máu (nhưng không phải là chảy máu - gọi xe cấp cứu nếu có dấu hiệu chảy máu nặng)

-          Vỡ ối – có thể chảy ào ạt hoặc chỉ rỉ dịch ối, hoặc hoàn toàn không vỡ. Không nên cố gắng làm vỡ ối bằng tay.

Đầu bé nong cổ tử cung giúp làm dãn cổ tử cung để bé chui ra, bé xuống qua ống sinh dục, thông thường đầu ra trước tiên.

Nhau tróc khỏi thành tử cung – dây rốn bám ở trung tâm của bánh nhau

·         Giai đoạn 2: khi cổ tử cung dãn hoàn toàn, bé sẽ được đẩy ra khỏi cổ tử cung. Sự giãn căng của thành âm đạo cho phép trẻ di chuyển ra khỏi cơ thể mẹ. lúc này sản phụ sẽ có cảm giác mắc rặn và đau vùng âm đạo do bị căng. Đầu bé nhô ra và bị đẩy bởi các cơn gò tử cung ngày càng nhiều và mạnh hơn. Đảm bảo rằng dây rốn không quấn cổ. Nếu có, yêu cầu sản phụ hít thở sâu (dễ làm giảm cảm giác mắc rặn) và cố gắng gõ dây rốn ra khỏi cổ bé.

·         Giai đoạn 3: Trong suốt giai đoạn 3 của chuyển da, nhau và dây rốn bị sổ ra và tử cung co lại để cầm máu. Có vài cơn gò nhẹ và chảy máu ít trong khi sồ nhau và dây rốn. Nếu chảy máu nặng hơn, hãy gọi đội cấp cứu ngay lập tức.

Theo BSGĐ