Quyết định mang thai, các bà mẹ tương lai cần chuẩn bị gì?

Quyết định mang thai, các bà mẹ tương lai cần chuẩn bị gì?

Bạn đã quyết định sẽ chuẩn bị mang thai? Vậy bạn sẽ làm gì để có thể mang thai thật tốt và sinh ra đứa bé thật mạnh mẽ? 16 điều cần lưu ý cho các bà mẹ tương lai khi sắp mang thai cần tham khảo. Làm thế nào để sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh như ý muốn? Và trước khi mang thai cần chuẩn bị những gì? Những câu hỏi trên là thắc mắc của đa phần các ông bố bà mẹ, những người luôn dành tình yêu thương trọn vẹn cho những đứa con cưng sắp chào đời của mình. Dưới đây là 16 điều mà các chuyên gia về nhi khoa khuyên bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai.

 

1- Hãy từ bỏ kế hoạch giảm cân của bản thân trước khi bước vào quá trình mang thai

Nếu bạn có ý định mang thai và mong muốn những điều tốt đẹp đến với con bạn thì trước tiên hãy hủy bỏ kế hoạch giảm cân của bản thân. Việc giảm cân có thể sẽ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của bạn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, việc cơ thể tăng vài cân giúp bạn có được đầy đủ các chất dinh dưỡng hơn, đồng thời giúp tăng khả năng thụ thai. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ, thai nhi sẽ phát triển tốt hơn, bên cạnh đó người mẹ tránh được các bệnh về huyết áp cao và tiểu đường.

2- Tạo cho mình một thói quen ăn uống nghỉ ngơi, khoa học

Các mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào cơ thể như ngũ cốc, hoa quả và rau… Ba tháng trước khi mang thai, căn cứ vào yêu cầu dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý, bổ dưỡng cho cả trứng và tinh trùng. Những việc bạn nên làm.

Ngủ sớm, dậy sớm tập thể dục đều đặn.
Vợ chồng nên thể hiện tình yêu thương với nhau, tạo không khí vui vẻ trong gia đình.
Xác định ngày rụng trứng.
Đây chính là bí quyết để giúp việc thụ thai được dễ dàng hơn.

chuẩn bị mang thai 1

3-Trước khi mang bầu hãy đi du lịch

Nếu bạn là người đam mê du lịch, vậy hãy đi du lịch trước khi mang bầu. Bởi vì trong qua trình mang thai việc đi lại là hạn chế, sẽ không tốt cho thai nhi nếu bạn đi du lịch trong thời kỳ này.

4- Cẩn thận khi sử dụng thuốc

Khi mang thai bạn phải rất thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc, một số loại thuốc thật sự không tốt cho thai nhi, thậm chí chúng còn gây dị tật. Sẽ thật đau đớn nếu sinh ra một đứa bé không lành lặn chỉ vì sự thiếu hiểu biết của mình.Bởi vậy trước khi sử dụng hãy đọc thật kĩ hướng dẫn. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc hãy hỏi bác sĩ và kê đơn thuốc dành riêng cho bà bầu. Nói chung trong thời kỳ quan trọng này không nên sử dụng thuốc tùy tiện, hãy dành ra một vài phút để hỏi ý kiến bác sĩ và các chuyên gia trong lĩnh vực này.

5 – Chú ý đến vệ sinh răng miệng

Theo các chuyên gia y tế thì có đến 90% các loại bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Các cụ ngày xưa có câu “ vạ từ miệng mà ra, bệnh từ miệng chui vào” . Quả đúng không sai chút nào. Bởi vậy lời khuyên cho các mẹ là hãy lưu ý đến vấn đề này, vệ sinh răng miệng thật kỹ, để phòng tránh vi khuẩn chui vào bên trong qua đường miệng, dẫn đến hậu quả sinh non thiếu tháng hoặc tiền sản giật.

6- Chú ý các chất độc trong sơn và chất tẩy rửa hóa học trong gia đình

Những chất độc hại nên tránh trong quá trình mang bầu của chị em là: thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất làm sạch và sơn tẩy rửa. Những chất này đặc biệt có chất hóa học gây nguy hiểm đến thai nhi, nếu nặng có thể gây dị tật. Đối với sơn lau nhà, nên sử dụng loại sơn không có tính hóa học hoặc phải sơn sửa nhà trước khi bạn có ý định mang thai. Tất cả những điều này nhằm mang lại điều tốt đẹp cho bé.

7- Tăng cường Vitamin B9

Vitamin B9 hay còn gọi là axit folic giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật như tật nứt đốt sống. Những dị tật này thường phát triển rất sớm ngay trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển thai nhi. Axit folic là một chất rất cần thiết cho thai nhi, chúng có trong các loại rau xanh như rau dền, và có rất nhiều trong ngũ cốc. Nhưng trong quá trình ăn uống thì lượng axit folic này thường không cung cấp đủ cho thai nhi. Bởi vậy các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thêm thuốc chức năng tăng cường axit folic cho cơ thể. Theo tiêu chuẩn thì trươc khi mang thai phụ nữ cần 400mcg/ngày, và trong quá trình mang thai cần 600mcg/ngày axit folic.

8-Tìm hiểu kỹ thông tin các bệnh viện phụ sản

Hãy tham khảo ý kiến của những người đi trước, các anh chị em trong gia đình, và lựa chọn cho mình một trung tâm, bệnh viện tốt nhất.Nên khám ổn định một chỗ để bác sĩ theo dõi sức khỏe thai nhi ngay từ những tháng đầu tiên. Khi sinh nở nên chuẩn bị và liên hệ trước bộ phận làm thủ tục để tránh trường hợp “nước đến chân mới nhảy”.

9- Căn cứ vào ngày rụng trứng để chủ động quan hệ, điều này sẽ tạo hiệu quả cho việc thụ thai. Trước ngày rụng trứng nên hạn chế quan hệ để đảm bảo chất lượng cho cả trứng và tinh trùng

10- Tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại như rượu và thuốc lá …

Trứng trong vòng 14 ngày từ khi sinh ra đến khi chín rất dễ bị tác động xấu từ các loại thuốc, do vậy, nếu không thật sự cần thiết, 20 ngày trước khi thụ thai không nên uống bất cứ loại thuốc nào. Cũng không nên chụp X-Quang và tiếp xúc với các vật phẩm hóa học. Dùng thuốc tránh thai, hoặc vợ và chồng dung thuốc điều trị bệnh trong một thời gian dài thì phải ngừng thuốc trước 6 tháng trước khi thụ thai.

Tuyệt đối không uống rượu và hút thuốc lá, tránh tiếp xúc, với người hút thuốc lá. Hai thứ này là một trong những điều cấm kị với phụ nữ mang thai. Nó ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây ra các vấn đề không tốt đến tim và hệ thống thần kinh của bé. Hãy nhớ rằng trong một môi trường trong sạch sẽ tạo ra trứng thụ tinh tốt nhất. Rượu và thuốc lá không những làm hại đến các nhiễm sắc thể của tế bào hay chất lượng trứng và tinh trùng mà còn là một trong những nguyên nhân gây vô sinh. Bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các chất cafein, dầu khí, thuốc phiện.

11- Vừa đẻ non(thai chưa đủ 28 tuần tuổi) hoặc đẻ ra thai chết thì không nên ngay lập tức mang thai.

Với trường hợp này tốt nhất sau một năm mới mang thai để tử cung có một giai đoạn nghỉ ngơi và phục hồi. Đặc biệt chú ý, nếu bạn hạn chế việc quan hệ tình dục để ngừa thai thì trước khi mang thai 3 tháng nên ngừng biện pháp này lại để chất nhầy của tử cung tiết ra bình thường.

12- Tạo điều kiện sống tốt nhất và phù hợp với quá trình mang thai

Khi mang thai tâm lý người mẹ phải ổn định và sống trong môi trường trong lành mới sinh ra được những đứa con khỏe mạnh. Thời gian này cả hai vợ chồng nên cùng nhau tìm hiểu kiến thức về sức khỏe để đón đứa con thân yêu sắp chào đời.

13- Chuẩn bị kỹ về vấn đề tài chính

Nuôi một đứa trẻ trong thời buổi hiện nay thực sự là một điều khá tốn kém. Ngoài việc trang bị các đồ dùng cần thiết cho bé khi mới sinh: bỉm, sữa, tã, quần áo, chống hăm, vv…Bạn cần chuẩn bị tình hình tài chính thật tốt khi nghỉ sinh con, nếu trong thời gian nghỉ chăm sóc bé, bạn không có bất cứ khoản trợ cấp nào. Ngoài ra nên tham khảo kinh nghiệm của các chị, các mẹ đi trước về vấn đề chi tiêu quản lý tài chính cá nhân cũng như chuẩn bị các vật dụng cần thiết để mua sắm.

14- Tránh xa vật nuôi thú cưng trong nhà

Nếu trong quá trình mang thai bạn tiếp xúc với các vật nuôi và thú cưng trong nhà thì bạn có nguy cơ mắc các bệnh về kí sinh trùng. Loại này có trong lông của động vật, khi các kí sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể qua quá trình tiếp xúc sẽ gây ra một số bệnh như viêm cơ tim, bệnh viêm phổi kẽ, viêm võng mạc mạch vành…

Bởi vậy nếu nhà có thú cưng đừng tiếp xúc nhiều với chúng hoặc tốt nhất hãy gửi sang nhà bạn bè hoặc người thân.

15 – Nhuộm tóc nên hay không?

Thông thường trong chất nhuộm tóc có chứa các thành phần hóa học không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy tốt hơn hết hãy nói không với nhuộm tóc, trong thời kỳ thai nghén để bảo vệ cho bé yêu của mình.

16- Cung cấp đầy đủ chất sắt để tránh tình trạng thiếu máu.

Khi thiếu máu cơ thể người mẹ thường gầy yếu xanh xao, tăng không đủ cân và có thể bị sảy thai, sinh non thiếu tháng. Đồng thời cũng tác động xấu đến thai nhi ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể lực của thai nhi sau này. Việc cần làm bây giờ là cơ thể cần dự trữ một lượng sắt để phục vụ cho việc tăng lượng máu của người mẹ và để tạo hemoglobin – protein quan trọng của hồng cầu – cho thai nhi.

chuẩn bị mang thai 2

Hướng dẫn canh trứng chọn ngày thụ thai

- Có thể tự canh trứng bằng dùng que thử rụng trứng từ ngày thứ 12 của chu kỳ liên tục vào 1 thời gian nhất định trong ngày đến ngày que lên 2v đậm thì xxx
- Canh noãn bằng siêu âm, đo độ lớn của trứng, độ dày của niêm mạc mà xác định thời điểm rụng trứng là dễ thụ thai nhất
- Khi rụng trứng bụng dưới sẽ thấy râm ran, nặng nề, nhoi nhói 1 trong 2 bên buồng trứng, âm đạo sẽ tiết ra những chất dịch dai trong như lòng trắng trứng, có thể lấy tay kéo dài ra được. Lúc đó là thời điểm thích hợp để thụ thai. Trứng có thể sống được 24h sau khi rụng & tinh trùng có thể sống hơn 3 ngày trong AĐ.
- Canh con gái nên xxx trước ngày Rụng trứng vài lần
- Canh con trai nên xxx 1 lần duy sau khi Rụng trứng

Ăn uống như thế nào cho việc chuẩn bị mang thai được tốt

- Chồng : Nước ép giá sống, sò huyết, hàu, thịt bò, thuốc Hải Cẩu Hòan
- Vợ : Dồi trường (tràng lợn), sầu riêng, sữa đậu nành, vitamin E ( các thuốc làm dày niêm mạc theo chỉ định của bs : Duphaston, Progynova..)

Chuẩn bị tiêm chủng trước khi mang thai như thế nào

Bạn có thể đi tiêm phòng một số bệnh như: cúm, Rubella vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao.