Vì sao cần kiểm tra sức khỏe sau sinh

Vì sao cần kiểm tra sức khỏe sau sinh

Vậy là cuộc vượt cạn của bạn đã suôn sẻ, nhưng đó chỉ là bước khởi đầu cho một hành trình gian nan tiếp theo đấy! Tất cả các bà mẹ đều được hẹn thăm khám sau 6 tuần sinh con, vậy việc kiểm tra sức khỏe sau sinh thực chất có ý nghĩa gì?

Vậy là cuộc vượt cạn của bạn đã suôn sẻ, nhưng đó chỉ là bước khởi đầu cho một hành trình gian nan tiếp theo đấy! Tất cả các bà mẹ đều được hẹn thăm khám sau 6 tuần sinh con, vậy việc kiểm tra sức khỏe sau sinh thực chất có ý nghĩa gì?

Tổng kiểm tra cho mẹ và bé

Kiểm tra sức khỏe của mẹ:

-    Khám hai bầu vú và núm vú xem có gì bất thường hay không

-    Xét nghiệm nước tiểu

-    Đo lại chỉ số cân nặng

-    Đo huyết áp

-    Khám sản dịch

-    Xử lý và thăm khám vết cắt âm hộ

-    Thăm khám vùng chậu để xem tử cung co lại thỏa đáng hay chưa.



Kiểm tra sức khỏe của bé:

- Đo cân nặng, chiều cao

- Đo vòng đầu và kiểm tra bên trong để xác định vị trí xương sọ.

- Quan sát kỹ gương mặt của bé để phát hiện có dấu hiệu dị tật bẩm sinh hay không.

- Bắt mạch, xem nhịp tim, hơi thở của bé

- Kiểm tra tay, chân bé

- Kiểm tra xương sống và quan sát bụng để phát hiện các bất thường về kích cỡ gan, thận…

- Kiểm tra bộ phận sinh dục của cả bé trai và bé gái để phát hiện các dị tật nếu có.

Lý do của việc tổng kiểm tra sức khỏe sau sinh: Đây là điều bắt buộc phải làm đối với tất cả các bà mẹ, bạn phải có trách nhiệm với chính bản thân và con của mình. Hơn nữa có rất nhiều thai phụ bị chứng trầm cảm sau sinh vì thế, việc kiểm soát này không chỉ dừng lại ở thể chất mà còn cả tinh thần của người mẹ và cá bài tập yoga cực kỳ có ích cho  họ. Từ 3-6 tuần sau sinh, sản dịch sẽ vẫn chảy ra, ban đầu sản dịch có màu đỏ rồi chuyển sang nâu rồi nhạt dần thành trắng và cuối cùng là trở lại tiết dịch bình thường.

Bác sĩ khuyến khích bạn nên đi tiểu càng sớm càng tốt sau sinh để giúp cơ thể thải bớt độc tố, mặc dù việc này khiến bạn đau rát nếu phải cắt tầng sinh môn. Nên bổ sung trái cây chứa nhiều chất xơ để đại tiện được dễ dàng hơn.

Đối với tử cung của thai phụ sau sinh, đa phần nó sẽ bị co thắt để trở lại trạng thái ban đầu do đó bạn sẽ phải trải qua triệu chứng đau tử cung sau sinh. Không nên quá lo lắng vì nếu bạn đau nhiều, việc co thắt mạnh mẽ này là dấu hiệu tốt để bạn không bị xuất huyết sau sinh.

Ngoài Kegel, bạn cũng có thể tập yoga để cân bằng tinh thần.

Tập luyện sau sinh

Hầu hết các thai phụ dễ bỏ qua việc luyện tập sau sinh do bận bịu với việc chăm sóc bé, tuy nhiên để giúp phục hồi cơ bụng, vùng chậu và dĩ nhiên là sở hữu một thể lực khỏe mạnh.

Phương pháp hiệu quả và được khuyến khích nhất chính là các bài tập Kegel. Bạn cũng biết rằng cơ vùng chậu vốn làm nhiệm vụ đặc biệt là nâng đỡ các cơ quan như tử cung, ruột, bàng quang…

Việc giữ cho cơ bắp vùng chậu mạnh khỏe sẽ giúp bạn duy trì tốt đời sống gối chăn, loại trừ bệnh sa tử cung và són tiểu.

Một số động tác Kegel đơn giản giúp luyện khung xương chậu:

-    Nằm ngửa, 2 chân co lên cao rồi từ từ dang ra.
-    Hãy nâng các cơ bắp vùng chậu và tập trung vào các cơ vòng âm đạo.

-    Giữ chặt rồi lại nhả ra nhiều lần.

-    Khép chặt 2 mông, ưỡn người nhấc lên từ từ.

Một lưu ý nữa là bạn cần nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, sau sinh bạn vẫn còn rất mệt mỏi do thể tích máu bị giảm đến 30% so với lúc trước, cơ bắp chảy nhão hơn vì thiếu oxygen.

Theo: Webtretho