6 lưu ý khi mang thai lại sau sảy

6 lưu ý khi mang thai lại sau sảy

Sảy thai là hiện tượng nguy hiểm thường thấy trong quý I của thai kỳ (Cũng có nhiều trường hợp sảy thai muộn hơn).

Sảy thai là hiện tượng nguy hiểm thường thấy trong quý I của thai kỳ (Cũng có nhiều trường hợp sảy thai muộn hơn).

Để việc mang thai lại thành công, bạn nên chú ý vài chỉ dẫn sau:

1. Đợi ít nhất sau 3 tháng bị sảy thai, bạn mới nên mang thai lại.

Lúc này, tử cung và âm đạo của bạn mới hoàn toàn bình phục và trở về tình trạng khỏe mạnh như lúc đầu.

Nếu bạn bị mất máu nhiều trong lúc sảy thai, cơ thể bạn có khả năng bị thiếu sắt. Trường hợp này bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt đầy đủ trước khi bạn có kế hoạch mang thai trở lại.

Nếu bạn đã mang thai ngoài tử cung trước đó, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn thụ thai lại. Trường hợp này, thời gian hợp lý để bạn mang thai lại thường kéo dài hơn, có thể là sau từ 4 đến 6 tháng.

2. Xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân bạn sảy thai trước đó là gì.

Điều này giúp bạn hạn chế được những yếu tố có nguy cơ gây sảy thai. Có một số nguyên nhân sảy thai thông thường như:

- Do rối loạn hệ thống miễn dịch;

- Do sự thay đổi hormone bất thường trong cơ thể người mẹ, chẳng hạn sự sự sụt giảm hormone,

- Bệnh tiểu đường, buống trứng có vách ngăn…

-
Nếu mẹ, chị gái bạn cũng từng gặp phải tình trạng sảy thai, khi ấy, sảy thai với bạn có thể do di truyền.

Với những phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35, nguy cơ sảy thai là rất lớn.
Nếu nguyên nhân sảy thai là do bạn bị nghẽn mạch máu, bạn có thể phải nhờ bác sĩ kê đơn thuốc để khắc phục tình trạng này. Trường hợp, thai không thể giữ được do bạn vận động hay có những va chạm mạnh khi mang bầu, bạn nên chú ý hơn trong sinh hoạt.

3. Giữ tinh thần thoải mái

Không nên dằn vặt bản thân nếu bạn bị sảy thai dù lỗi đó là do bạn gây ra. Nên coi đó là chuyện buồn, xảy ra ngoài ý muốn. Bạn có thể chia sẻ cảm xúc tiêu cực của mình với chồng, bạn bè, người thân… để giữ tinh thần vui vẻ, thư giãn hơn.
 
Nhiều phụ nữ xuất hiện tình trạng lo sợ mình có thể bị sảy thai thêm một lần nữa. Bạn không nên quá lo lắng vì điều này vì theo các kết quả điều tra thì có đến 85% các bà mẹ mang thai lại thành công sau khi đã bị sảy.

4. Gia tăng cơ hội thụ thai

Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên giữ gìn và tăng cường sức khỏe chung như tránh căng thẳng, stress, ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhất là các loại thực phẩm giàu chất sắt, axit folic, cắt giảm hoàn toàn việc uống rượu và hút thuốc lá.

Không tiếp xúc hay làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm. Nên tập thể dục, đi bộ đều đặn mỗi ngày, các bài tập nhẹ nhàng như Yoga cũng rất tốt để cải thiện sức khỏe của bạn.

5. Nên đi khám thai theo định kỳ

Nếu đã có thai lại, bạn nên nhanh chóng đến thăm khám thường xuyên. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trong những trường hợp cần dùng thuốc.

6. Lưu ý với trường hợp sảy thai liên tiếp

Nếu bạn bị sảy thai liên tục, khoảng từ 2-3 lần trở lên thì sảy thai lúc này có thể trở thành “thói quen” nguy hiểm. Nguyên nhân của tình trạng này là:

- Bào thai phát triển không bình thường: Sự bất thường của tinh trùng hoặc trứng khi thụ tinh khiến cho thai không thể phát triển được, dẫn tới sảy thai.

- Bất thường ở tử cung: Tử cung bị dị tật, bị u xơ, bị viêm nhiễm, phẫu thuật hay nạo hút nhiều lần…

- Ngoài ra còn do các nguyên nhân như di truyền, lao động nặng nhọc, nhiễm độc hóa chất….

Những trường hợp sảy thai liên tiếp cần đặc biệt cẩn thận nếu muốn có thai lại. Bạn chỉ nên có thai lại sau đó khoảng 6 tháng khi tử cung đã hoàn toàn bình phục. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất. 

(Theo BabyExp)