Thức ăn cần tránh nếu cho bé bú sau sinh
Phụ nữ khi mới sinh cần phải kiêng một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến bé, có thể có khiến bé bị dị ứng, tiêu hóa kém, nôn mửa.
Phụ nữ khi mới sinh cần phải kiêng một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến bé, có thể có khiến bé bị dị ứng, tiêu hóa kém, nôn mửa.
1. Bắp cải, súp lơ xanh (bông cải xanh), dưa chuột, củ cải (hoặc rau thuộc họ cải); các loại gia vị như hành, tỏi, hạt tiêu trong chế độ ăn của mẹ sẽ gây nên hiện tượng 'xì hơi', khó chịu ở bé trong vòng 24 giờ đồng hồ sau đó.
Cách giải quyết: Bạn nên tránh các loại thức ăn trên trong vòng 1 tháng sau sinh cho đến khi hệ thống dạ dày của bé hoàn thiện hơn.
Riêng với gia vị, bạn nên hạn chế vì chúng có thể ảnh hưởng đến mùi vị sữa, khiến bé bỏ bú.
2. Trứng, bột mỳ, các loại hạt, cá, đậu nành chứa nhiều protein nên nếu bạn sử dụng chúng, bé có thể xuất hiện dấu hiệu dị ứng.
Cách giải quyết: Bạn nên kiêng những loại thức ăn trên ít nhất một tuần sau sinh. Tiếp đến, bạn nên dùng từng loại thực phẩm một và xem xét dấu hiệu ở bé.
3. Hoa quả thuộc họ cam, quýt, nho trong chế độ ăn của mẹ có thể khiến bé dị ứng.
Cách giải quyết: Bạn nên tránh ăn hoa quả thuộc họ cam, quýt ít nhất một tuần sau sinh. Sau đó, bạn nên ăn riêng từng loại quả mỗi ngày để chúng không gây khó chịu cho bé.
4. Sữa bò và các sản phẩm chứa sữa bò (sữa tươi, sữa chua, phômai): Nếu ăn nhiều có thể gây nên dấu hiệu dị ứng sữa cho bé.
Cách giải quyết: Bạn nên cắt bỏ những sản phẩm từ sữa bò trong chế độ ăn của mình trong vòng 2 tuần đầu sau sinh.
5. Chocolate có chất gọi là theobromine mà khi bạn ăn nhiều, chất này sẽ truyền qua sữa, kích thích dạ dày của bé. Kết quả là bé bị nôn trớ, tiêu chảy.
Cách giải quyết: Bạn không nên ăn chocolate ít nhất một tuần sau sinh.
Đồ uống
1. Rượu, bia: Đồ uống chứa cồn có thể di chuyển qua sữa mẹ, xâm nhập vào cơ thể của bé. Nghiên cứu chứng minh, hàm lượng cồn trong sữa mẹ có thể được phát hiện sau khi bạn uống một cốc rượu (bia) 30-90 phút.
Cách giải quyết: Một số nghiên cứu nhận thấy, nếu thai phụ uống 1 cốc bia mỗi tuần thì cũng không gây hại gì. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế tới mức thấp nhất đồ uống có cồn trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ (đặc biệt là trong vòng 6 tháng đầu sau sinh).
- Trường hợp lỡ dùng đồ uống chứa cồn, bạn nên đợi sau đó khoảng 2 giờ đồng hồ mới nên cho bé bú.
2. Đồ uống chứa caffein: Bé sẽ thường xuyên quấy khóc nếu bạn có thói quen dùng đồ uống chứa caffein hàng ngày. Lượng caffein có thể chuyển hóa qua sữa mẹ và khiến bé khó tiêu hóa. Caffein thường tiềm ẩn trong đồ uống có gas, các loại trà, cafe và chocolate. Tiêu thụ nhiều caffein còn khiến bạn khó ngủ ngon và bị kích thích về thần kinh.
Cách giải quyết: Các chuyên gia cho rằng, nếu người mẹ uống một tách cafe mỗi ngày thì cũng không gây hại cho em bé. Tuy nhiên, cũng giống như đồ uống có cồn, bạn nên cắt giảm caffein ở mức thấp nhất. Bạn nên sử dụng nước ép hoa quả, sữa đậu nành hoặc những đồ uống không chứa caffein khác.
Mách bạn:
Dấu hiệu dị ứng với sữa mẹ (vì ảnh hưởng từ đồ ăn của mẹ) thường xảy ra sau khi bạn cho bé bú vài phút đến vài giờ đồng hồ:
- Bé bị nôn trớ, nổi ban.
- Bé bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
- Bé bị chảy nước mũi, ho.
Cách giải quyết: Bạn nên tránh các loại thức ăn trên trong vòng 1 tháng sau sinh cho đến khi hệ thống dạ dày của bé hoàn thiện hơn.
Riêng với gia vị, bạn nên hạn chế vì chúng có thể ảnh hưởng đến mùi vị sữa, khiến bé bỏ bú.
2. Trứng, bột mỳ, các loại hạt, cá, đậu nành chứa nhiều protein nên nếu bạn sử dụng chúng, bé có thể xuất hiện dấu hiệu dị ứng.
Cách giải quyết: Bạn nên kiêng những loại thức ăn trên ít nhất một tuần sau sinh. Tiếp đến, bạn nên dùng từng loại thực phẩm một và xem xét dấu hiệu ở bé.
3. Hoa quả thuộc họ cam, quýt, nho trong chế độ ăn của mẹ có thể khiến bé dị ứng.
Cách giải quyết: Bạn nên tránh ăn hoa quả thuộc họ cam, quýt ít nhất một tuần sau sinh. Sau đó, bạn nên ăn riêng từng loại quả mỗi ngày để chúng không gây khó chịu cho bé.
4. Sữa bò và các sản phẩm chứa sữa bò (sữa tươi, sữa chua, phômai): Nếu ăn nhiều có thể gây nên dấu hiệu dị ứng sữa cho bé.
Cách giải quyết: Bạn nên cắt bỏ những sản phẩm từ sữa bò trong chế độ ăn của mình trong vòng 2 tuần đầu sau sinh.
5. Chocolate có chất gọi là theobromine mà khi bạn ăn nhiều, chất này sẽ truyền qua sữa, kích thích dạ dày của bé. Kết quả là bé bị nôn trớ, tiêu chảy.
Cách giải quyết: Bạn không nên ăn chocolate ít nhất một tuần sau sinh.
Đồ uống
1. Rượu, bia: Đồ uống chứa cồn có thể di chuyển qua sữa mẹ, xâm nhập vào cơ thể của bé. Nghiên cứu chứng minh, hàm lượng cồn trong sữa mẹ có thể được phát hiện sau khi bạn uống một cốc rượu (bia) 30-90 phút.
Cách giải quyết: Một số nghiên cứu nhận thấy, nếu thai phụ uống 1 cốc bia mỗi tuần thì cũng không gây hại gì. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế tới mức thấp nhất đồ uống có cồn trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ (đặc biệt là trong vòng 6 tháng đầu sau sinh).
- Trường hợp lỡ dùng đồ uống chứa cồn, bạn nên đợi sau đó khoảng 2 giờ đồng hồ mới nên cho bé bú.
2. Đồ uống chứa caffein: Bé sẽ thường xuyên quấy khóc nếu bạn có thói quen dùng đồ uống chứa caffein hàng ngày. Lượng caffein có thể chuyển hóa qua sữa mẹ và khiến bé khó tiêu hóa. Caffein thường tiềm ẩn trong đồ uống có gas, các loại trà, cafe và chocolate. Tiêu thụ nhiều caffein còn khiến bạn khó ngủ ngon và bị kích thích về thần kinh.
Cách giải quyết: Các chuyên gia cho rằng, nếu người mẹ uống một tách cafe mỗi ngày thì cũng không gây hại cho em bé. Tuy nhiên, cũng giống như đồ uống có cồn, bạn nên cắt giảm caffein ở mức thấp nhất. Bạn nên sử dụng nước ép hoa quả, sữa đậu nành hoặc những đồ uống không chứa caffein khác.
Mách bạn:
Dấu hiệu dị ứng với sữa mẹ (vì ảnh hưởng từ đồ ăn của mẹ) thường xảy ra sau khi bạn cho bé bú vài phút đến vài giờ đồng hồ:
- Bé bị nôn trớ, nổi ban.
- Bé bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
- Bé bị chảy nước mũi, ho.
Theo Babycenter/mevabe
[ Quay lại ] [ Lên đầu trang ]