Tâm lý người mẹ sau sinh

Tâm lý người mẹ sau sinh

Mang thai và sinh con là một quá trình đầy thử thách, mới mẻ và bí ẩn đối với phụ nữ. Họ có thể cảm nhận rất rõ những thay đổi về vóc dáng, làn da và cả trạng thái tinh thần. Đôi khi chính họ cũng bị bất ngờ trước những biến đổi của bản thân và đã có không ít các bà mẹ trẻ, do không được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý để đón nhận sự kiện trọng đại này nên khi sinh con, họ lúng túng và ngỡ ngàng.

Mang thai và sinh con là một quá trình đầy thử thách, mới mẻ và bí ẩn đối với phụ nữ. Họ có thể cảm nhận rất rõ những thay đổi về vóc dáng, làn da và cả trạng thái tinh thần. Đôi khi chính họ cũng bị bất ngờ trước những biến đổi của bản thân và đã có không ít các bà mẹ trẻ, do không được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý để đón nhận sự kiện trọng đại này nên khi sinh con, họ lúng túng và ngỡ ngàng.

Những quan niệm không đúng ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ

Tin vào mọi điều

Vừa sinh em bé, thậm chí ngay cả khi bé chưa chào đời, bạn đã buộc phải tiếp nhận hàng loạt những kiến thức, kinh nghiệm Đông - Tây - kim cổ về việc chăm sóc trẻ. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên làm theo kiến thức đã học từ bác sĩ, bởi chỉ có bạn mới hiểu rõ nhất bản thân và con của mình.

Tự tay làm hết mọi việc

Điều đó chỉ khiến bạn trở thành một người mẹ đầu bù tóc rối và cau có. Bạn hãy san sẻ bớt công việc cho những người xung quanh. Hãy nhờ bà nội bế bé, nhờ chồng thay tã... Người mẹ sẽ thảnh thơi hơn để nghỉ ngơi lấy lại sức.

Quên mất bản thân

Bạn quá bận rộn với bé mà quên mất sở thích của bản thân như đọc sách hay xem ti-vi, điều đó đôi khi khiến bạn bị stress. Hãy dành cho bản thân mình mỗi ngày dù là chỉ 15 phút để làm những công việc yêu thích.

Tránh gần chồng

Người phụ nữ sau sinh thường cho rằng chồng phải tự hiểu giai đoạn này, phải hạn chế tối đa sự gần gũi với vợ mình, thực ra bạn hoàn toàn có thể gần gũi chồng bằng cách quan tâm, âu yếm để chồng không cảm thấy bị bỏ rơi.

Phản ứng với cách chăm sóc bé của người thân

Bạn không thích cách chăm bé kiểu truyền thống của bà nội vì cho rằng nó không khoa học, điều đó có thể gây ra sự căng thẳng. Hãy thay đổi thói quen của mọi người từ từ bằng cách thuyết phục hoặc nhờ “trung gian” như bác sĩ nhi khoa, hay họ hàng can thiệp thay vì một phản ứng tức thời.

Tâm lý người mẹ sau sinh

Sinh con, người mẹ trở nên hạnh phúc hơn bao giờ hết nhưng cùng với niềm vui vô bờ là sự mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng hoặc những biểu hiện tâm lý bất thường như: khóc không lý do, cáu gắt, khó suy nghĩ, bồn chồn, lo lắng… Khi đó, mẹ sẽ không đủ sức khỏe và tâm trạng để chăm sóc và vui cùng con. Bằng cảm quan của trẻ nhỏ, bé chắc chắn sẽ không vui khi thấy khuôn mặt mẹ mệt mỏi, ủ rũ. Do đó, các bà mẹ cần được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và cần nhận thức đúng về tính chất đặc biệt của thời kỳ sinh nở. Nếu như được chăm sóc bởi một người mẹ luôn yêu đời, vui vẻ, bé yêu của bạn sẽ có sự phát triển tâm hồn toàn diện từ lúc bé thơ cho đến khi trưởng thành. Bé sẽ là người giàu cảm xúc, nhân hậu, biết yêu thương và quan tâm đến người khác. Hơn nữa, tinh thần người mẹ thoải mái, không lo âu, vui vẻ là một trong những điều kiện quan trọng để duy trì nguồn sữa tiết ra cho bé bú.

Cùng con vui cuộc sống mới

Vì con, người mẹ nên gạt bỏ những nỗi lo lắng để có một trạng thái tinh thần vui vẻ, yêu đời, nên lập một kế hoạch “cùng con vui cuộc sống mới”. Các bà mẹ cần được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý để đón nhận và làm quen với cuộc sống và vai trò mới của mình. Nếu biết cách điều tiết hoạt động sao cho nhẹ nhàng và vừa sức, biết chăm sóc bản thân, và ăn uống đầy đủ để có nguồn sữa cho con và tập thể dục đều đặn để giữ cho cơ thể gọn gàng… thì nhất định các bà mẹ sẽ cảm thấy thăng bằng và vui vẻ hơn. Mỗi ngày nên dành một khoảng thời gian nhỏ cho các thú vui riêng hoặc kết hợp nó với việc chăm con. Ví dụ, mẹ thích nghe nhạc có thể tắm cho con trong tiếng nhạc du dương hoặc tranh thủ đọc vài trang sách, xem ti-vi, tập một bài tập yoga trong khi đợi con thức dậy… Người mẹ vui vẻ không chỉ khiến cho không khí gia đình luôn tràn ngập tiếng cười, mà còn giúp lấy lại sức khỏe lẫn tinh thần để chăm sóc bé tốt hơn. Bên cạnh đó, nếu được gia đình và người thân quan tâm và chia sẻ, bà mẹ sẽ cảm thấy yên lòng, vui vẻ. Được sự khích lệ và hỗ trợ trong việc chăm sóc con nhỏ, cùng với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, mẹ sẽ có sức khỏe tốt, tinh thần thư thái và yêu đời. Một bà mẹ khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần chắc chắn sẽ cho con sự chăm sóc tốt nhất, để bé phát triển toàn diện ngay từ những ngày tháng đầu đời.

Chuyên gia tâm ly LÝ THỊ MAI
Giám đốc Công ty Tâm lý học ứng dụng TP.HCM