Nguyên nhân gây vô sinh

Nguyên nhân gây vô sinh

Vô sinh nguyên phát (vô sinh 1: VS I): người vợ chưa từng có thai lần nào.

Bs Nguyễn Đạt Nguyên

 
 

 NGUYÊN NHÂN VÔ SINH

1-Phân loại
- Vô sinh nguyên phát (vô sinh 1: VS I): người vợ chưa từng có thai lần nào.
- Vô sinh thứ phát (vô sinh 2: VS II): người vợ có tiền sử ít nhất 1 lần có thai nhưng sau đó không thể có thai lại sau thời gian 1 năm.

2-Các nguyên nhân vô sinh
- Tỉ lệ nguyên nhân vô sinh do
             

 

2.1 Các nguyên nhân vô sinh do vợ thường gặp
2.1.1 Do ống dẫn trứng: 
- Các nguyên nhân gây tắc vòi trứng:
o Do nhiễm khuẩn
      Lao, lậu cầu
      Nhiễm các vi khuẩn thông thường do các thủ thuật ở buồng tử cung (hút thai, phá thai to, đặt vòng tránh thai…) 
      Nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo -> buồng tử cung -> vòi trứng
o  Do viêm nhiễm trong ổ bụng
      Viêm ruột thừa-nhất là bị vỡ mủ
      Viêm dính vùng chậu do Chlamydia
o Do lạc nội mạc tử cung gây dính vòi trứng, buồng trứng, tử cung.
o Do triệt sản

2.1.2 Do rối loạn phóng noãn
- Suy vùng dưới đồi
o Yếu tố tâm lý
o Các tổn thương thực thể
     Viêm não, chấn thương sọ não
     Các thuốc phong bế hạch thần kinh.
     Tăng prolactin máu: do u tuyến sinh prolactin hay do một số thuốc 
- Suy tuyến yên:
o U tuyến yên
o Hội chứng Sheehan, bệnh Simmonds
- Suy sớm buồng trứng: buồng trứng chấm dứt hoạt động trước tuổi 40
o Bệnh nhân vô kinh liên tiếp > 12 tháng
o Định lượng FSH 2 lần có kết quả > 40 UI/L
- Buồng trứng đa nang: với các đặc điểm
o Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm
o Rối loạn kinh nguyệt (vô kinh hay thiểu kinh)
o Cường androgen

2.1.3 Do tử cung
- Không có tử cung:
o Không có tử cung và âm đạo bẩm sinh (còn gọi là hội chứng Rokitansky Kuster Hauser): 2 buồng trứng bình thường, 2 vòi trứng chỉ là đoạn ngắn không hoàn chỉnh.
o Teo âm đạo bẩm sinh: Bệnh nhân có đủ 2 buồng trứng, tử cung, vòi trứng hoàn chỉnh, thậm chí có cả âm đạo (nhưng chỉ là phần trên, còn phần dưới bị teo lại và bít kín)
- Dính buồng tử cung
o Do nạo hút niêm mạc tử cung quá sâu: hội chứng Asherman
o Do lao nội mạc tử cung
- Nhân xơ tử cung dưới niêm mạc hay u xơ tử cung lo đẩy lồi vào buồng tử cung
- Polip buồng tử cung

2.1.4 Do cổ tử cung
- Do chất nhầy cổ tử cung giảm số lượng hay chất lượng
o Đốt điện, đốt lạnh
o Khoét chóp cổ tử cung
- Do chất nhầy cổ tử cung có nhiều bạch cầu, hậu quả của viêm mãn.
- Do cổ tử cung hở eo trên các bệnh nhận có tiền căn nong cổ tử cung.
- Do cổ tử cung chít hẹp trên các bệnh nhân có mẹ dùng DES trong quá trình mang thai

2.2 Các nguyên nhân vô sinh do chồng thường gặp
2.2.1 Tinh trùng ít, yếu, dị dạng
- Lớn tuổi > 40
- Nghiện rượu
- Hút thuốc lá
- Sau chấn thương vùng bìu gây teo hay thiếu máu nuôi tinh hoàn hoặc có thể sinh kháng thể kháng tinh trùng.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây tăng nhiệt độ vùng bìu -> giảm sinh tinh
- Một số thuốc trị ung thư, các hormon, cimetidine, sulpharazin
- Tiền căn phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật có gây mê.
- Tiền căn sốt cao > 38,5oC
- Làm việc trong môi trường nóng. Tiếp xúc với nhiều hoá chất: chì, thuỷ ngân, thuốc trừ sâu.

2.2.2 Không có tinh trùng do tắc
- Tắc nghẽn do nguyên nhân viêm nhiễm:
o Tắc mào tinh
o Tắc ống dẫn tinh
o Tắc ống phóng tinh
- Bất sản ống dẫn tinh
- Sau triệt sản

2.2.3 Không có tinh trùng không do tắc
- Đa số do tình trạng không sinh tinh
o Hội chứng Klinfelter (47, XXY)
o Bất thường nhiễm sắc thể về số lượng, cấu trúc (đặc biệt là mất đoạn nhánh dài NST Y)
o Sau quai bị có biến chứng viêm teo tinh hoàn
o Sau điều trị ung thư
- Do suy tuyến yên: hiếm gặp

2.2.4 Bất thường xuất tinh
- Không xuất tinh:
o Do chấn thương cột sống
o Do tiểu đường
- Xuất tinh ngược dòng
o Do bệnh lý vùng cổ bàng quang.
o Sau cắt tiền liệt tuyến.
o Di chứng chấn thương cột sống, tiểu đường.

2.2.5 Rối loạn cương dương
- Nam giới tuổi 40-70 tuổi, tỉ lệ rối loạn cương dương tăng 2-3 lần
- Một số bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng cương dương
o Chấn thương cột sống
o Cao huyết áp và các vấn đề tim mạch
o Rối loạn lipid máu
o Bệnh xơ cứng rải rác
o Tăng Prolactin máu
o Sau phẫu thuật vùng chậu có liên quan đến tiền liệt tuyến.

2.2.6 Miễn dịch
- Kháng thể kháng tinh trùng trong huyết thanh hay tinh dịch.
- Kháng thể kháng tinh trùng trong chất nhầy cổ tử cung.

2.2.7 Di truyền
- Hội chứng Kallman: di truyền theo NST X
- Hội chứng Prader-Willi: do mất đoạn trên NST 15