Dinh dưỡng trước khi mang thai

Dinh dưỡng trước khi mang thai

Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai sẽ giúp bạn trở thành một người mẹ tuyệt vời, bởi vì, bạn không thể đoán trước được là bé sinh ra sẽ bú ngon, ngủ ngoan, mau lớn, hay sẽ biếng bú, khó chịu và èo uột.

Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai sẽ giúp bạn trở thành một người mẹ tuyệt vời, bởi vì, bạn không thể đoán trước được là bé sinh ra sẽ bú ngon, ngủ ngoan, mau lớn, hay sẽ biếng bú, khó chịu và èo uột.


Một cơ thể khỏe mạnh và cân đối

Da niêm hồng hào, cơ săn chắc, không đau nhức; các cơ, khớp luôn linh hoạt, ăn uống thấy ngon miệng, ngủ tốt và ít có cảm giác buồn ngủ khi đang hội họp, làm việc,… chứng tỏ cơ thể bạn không bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như: sắt, calci, folate...


Sự cân đối của cơ thể trước khi có thai thường được đánh giá bằng chỉ số BMI. Chỉ số này được tính bằng công thức:


• Nếu BMI nằm trong khoảng 18,5 đến 23 tức là bạn đang có một thân hình cân đối.


• Nếu BMI của bạn nhỏ hơn 18,5 có nghĩa là bạn đang bị suy dinh dưỡng.


• Khi BMI của bạn lớn hơn 23 có nghĩa là bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì.


Suy dinh dưỡng hay béo phì đều gây những hậu quả không tốt cho bé (sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, cân nặng lúc sinh quá lớn,...) và cho bạn (tiền sản giật, sản giật, cao huyết áp, sinh khó, hạ đường huyết trong khi sinh,...).


Giải quyết những câu hỏi bản thân

- Không có cả thời gian để ăn? Hãy sử dụng thêm các thức ăn nhanh vào các giờ nghỉ giải lao của bạn như: sữa hộp, sữa chua, bánh, trái cây...


- Ăn rất nhiều nhưng cân vẫn không nhích? Tăng cường ăn các món giúp dễ tăng cân như: Sáng ăn phở có nhiều nước béo, hoặc cơm tấm, xôi mặn, bánh bao, bánh chưng, bánh mì (thịt hoặc chả) nhưng phết thật nhiều bơ, bún bò có giò heo… Bữa trưa và chiều, nhớ chọn món mặn là các thức ăn chiên, xào, thức ăn có nước sốt,… những món này giàu năng lượng hơn các món kho, hấp, luộc; và đừng quên ăn nhiều rau, trái cây để cơ thể nhận đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết. Nếu vẫn chưa tăng cân, ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ (uống sữa, hoặc ăn chè, khoai, bún, cháo,...).


- Làm việc quá vất vả, hoặc đã quen ăn rất ít? Hãy ăn thêm 2 đến 3 bữa phụ xen giữa các bữa chính sẽ tăng cân một cách dễ dàng.


- Muốn tăng cân lắm, nhưng ăn không thấy ngon miệng? Cơ thể bạn đang có một bệnh nào đó hoặc bạn đang bị thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng, hãy đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.


- Có cần bổ sung folate khi chuẩn bị mang thai? Cần, vì có thể giảm đáng kể nguy cơ bị khiếm khuyết ống thần kinh của trẻ, có thể xuất hiện từ giai đoạn rất sớm của quá trình mang thai, gây tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh.


- Có nên sử dụng thuốc bổ? Hãy đến phòng khám dinh dưỡng hoặc sản phụ khoa, bác sĩ sẽ giúp bạn, đừng tự mua thuốc bổ, vừa không hiệu quả, vừa có hại cho cơ thể.


Nói chung, cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối gồm 4 nhóm: đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tâm lý ổn định, chuẩn bị tiền bạc, vật chất sẽ giúp bạn có tâm trạng thoải mái, yên tâm, sẵn sàng cho con những gì tốt nhất có thể ngay từ khi dự định có thai.


Làm gì khi bị thừa cân?

Không khó, phụ thuộc chủ yếu vào ý chí và sự quyết tâm của bạn:


- Hãy vận động nhiều hơn hiện tại từ 30 phút đến 60 phút mỗi ngày, tùy theo hoàn cảnh, công việc và quỹ thời gian trong ngày của bạn, đi bộ bất kỳ lúc nào có thể, làm việc nhà... Bạn có thể chia nhiều đợt tập luyện hoặc vận động trong ngày, mỗi đợt 15-20 phút nếu không thể tập liên tục 60 phút.


- Tránh các thức ăn quá béo (các món chiên, xào), thức ăn ngọt (chè, bánh, kẹo, nước ngọt, kem, nước trái cây có đường,…). Hạn chế thịt động vật có nhiều mỡ như: thịt heo, cá béo,...; các nội tạng như tim, gan, cật, ruột... Nên giảm bớt ¼ lượng thực phẩm bạn ăn trong các bữa chính, khi đó bạn sẽ dễ có cảm giác đói bất chợt, hãy ăn tạm nửa trái quýt ngọt hoặc nửa trái mận, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn, rồi chờ đến bữa ăn chính. Tránh nhịn ăn 1 hoặc 2 bữa mỗi ngày sẽ dễ có cảm giác thèm ăn quá độ, ăn bù sau đó, làm tình trạng thừa cân tiến triển nặng nề hơn. Chưa kể khi nhịn ăn như vậy, bạn sẽ không vui vẻ và không thể làm việc tốt được. Vận động và ăn uống như trên, bạn có thể giảm trung bình từ 1-2kg mỗi tháng. Không nên áp dụng những thực đơn làm gầy quá nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn và không thể thực hiện lâu dài.


- Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng, tâm lý ổn định, chuẩn bị tiền bạc, vật chất sẽ giúp bạn mang tâm trạng sẵn sàng đón nhận đứa con thân yêu từ những ngày đầu.


BS. Nguyễn Thị Ngọc Hương