Sức khỏe trước khi mang bầu

Sức khỏe trước khi mang bầu

Dành cho thai nhi của bạn một sức khỏe thật tốt bằng cách tạo môi trường sống thật lý tưởng từ cơ thể mẹ.

Dành cho thai nhi của bạn một sức khỏe thật tốt bằng cách tạo môi trường sống thật lý tưởng từ cơ thể mẹ.

 Nhiều chị em không có thói quen chăm sóc sức khỏe thời kỳ trước khi mang thai mà thường chỉ quan tâm tới vấn đề này khi mang thai. Suy nghĩ đó là sai lầm. Dưới đây là những lời khuyên mà bạn cần thực hiện ngay khi đang chuẩn bị có bầu.

Bổ sung  axit folic

Axit folic (còn gọi là folate, một chất dinh dưỡng thuộc họ sinh tố B) làm giảm tần suất bị dị tật não và tuỷ sống của thai (còn gọi là những dị tật ống thần kinh).

Ngày nay tất cả phụ nữ dự định có thai đều được khuyến cáo uống 0,4 mg folate mỗi ngày, bắt đầu uống trước khi thụ thai ít nhất là 30 ngày. Bạn bắt đầu uống sớm để vào thời điểm hình thành ống thần kinh, cơ thể bạn đã có đầy đủ dinh dưỡng. Nếu gia đình bạn có người mắc tật đốt sống chẻ đôi, sinh quái thai không đầu, nhất là bạn đã có con có những vấn đề này, thì bạn nên uống acid folic với liều gấp 10 lần bình thường, tức là 4mg mỗi ngày.

Các nguồn thực phẩm bổ sung tốt như là rau có lá xanh, đậu, gan. Nhưng để đảm bảo rằng bạn đã ăn đầy đủ acid folic thì bạn nên uống bổ sung. Bất cứ sản phẩm sinh tố tiền thai tốt nào cũng cung cấp cho bạn ít nhất là 0,4mg acid folic.

Bổ sung omega-3

Các nghiên cứu cho thấy dầu của một số loại cá có chứa một axit béo tên là omega-3 axit, rất có ích cho thai kỳ.

Omega-3 là chất không thể thiếu trong suốt quá trình mang bầu và cả trước khi mang thai. Đặc biệt, nó không thể thiếu trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Khi omega-3 trong cơ thể ít sẽ kéo theo nguy cơ sinh non và trẻ sinh thiếu cân. Chính vì thế, các bà mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ omega-3 trước khi mang thai. Cá (cá thu, cá hồi, cá mòi...), dầu thực vật,... là những thực phẩm giúp cung cấp omega-3.

Tiêm văc-xin chống cúm

Nhiễm virus cúm ngay trước khi thụ thai góp phần làm tăng cao nguy cơ bị sẩy thai. Hay bị cúm trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc dị tật cao. Vì thế, để tránh không bị nhiễm loại virus này, bạn nên tiêm văc-xin phòng ngừa trước khi mang thai.

Một số bệnh di truyền

Một số bệnh như: chứng máu không đông, bệnh u nang xơ do di truyền,… nếu bạn hoặc chồng có người thân mắc bệnh này, đứa bé sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi hai vợ chồng quyết định có con, và nếu cần thiết bác sĩ sẽ giới thiệu chuyên viên di truyền để đánh giá mức độ rủi ro mà bạn có nguy cơ gặp phải. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ khi nào cả hai vợ chồng cùng mang gen di truyền gây bệnh thì đứa bé mới có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền.

Bệnh ban đỏ

Bệnh ban đỏ có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho đứa bé nếu bạn mắc phải bệnh này trong thời gian mang thai. Nếu bạn chưa miễn nhiễm, bác sĩ sẽ chích ngừa cho bạn. Lưu ý, bạn không nên cố gắng có thai ngay sau đó mà phải đợi ít nhất 3 tháng sau.

Một cơ thể khỏe mạnh và cân đối

Da niêm hồng hào, cơ săn chắc, không đau nhức; các cơ, khớp luôn linh hoạt, ăn uống thấy ngon miệng, ngủ tốt và ít có cảm giác buồn ngủ khi đang hội họp, làm việc,… chứng tỏ cơ thể bạn không bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như: sắt, calci, folate...

Sự cân đối của cơ thể trước khi có thai thường được đánh giá bằng chỉ số BMI. Chỉ số này được tính bằng công thức:

Nếu BMI nằm trong khoảng 18,5 đến 23 tức là bạn đang có một thân hình cân đối.
Nếu BMI của bạn nhỏ hơn 18,5 có nghĩa là bạn đang bị suy dinh dưỡng.
Khi BMI của bạn lớn hơn 23 có nghĩa là bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì.

Suy dinh dưỡng hay béo phì đều gây những hậu quả không tốt cho bé (sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, cân nặng lúc sinh quá lớn,...) và cho bạn (tiền sản giật, sản giật, cao huyết áp, sinh khó, hạ đường huyết trong khi sinh,...).

Giảm stress

Mỗi ngày bạn nên dành 30 phút để làm những việc bạn thích, chẳng hạn như ngâm mình trong bồn tắm nước nóng, đi bộ trên bãi biển hay trong công viên, đọc sách, thăm bạn bè, nghe nhạc, xem phim hài, đi massage… Khi bạn đang nóng giận sắp đánh mất sự bình tĩnh bạn nên đếm đến 10 để lấy lại thăng bằng.

Hãy chú ý đến bản thân

Vệ sinh cá nhân: tắm rửa mỗi ngày, mặc quần áo rộng rãi, mang dép thường, nếu tử cung ngã trước nhiều quá, mang nịt nâng bụng, đánh răng kỹ mỗi ngày 2 lần, khám và điều trị răng bình thường, tập thể dục, chơi các môn thể thao nhẹ.

Nên tránh: Tránh bơm rửa sâu trong âm đạo, tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm cơ qua sinh dục, không lao động quá nặng nhọc, nên có giấc ngủ trưa để giữ sức khỏe