Các bước chuẩn bị khi mang thai

Các bước chuẩn bị khi mang thai

Nếu bạn đang đặt vòng tránh thai thì tất nhiên là phải tới bác sĩ để lấy nó ra. Nếu bạn đang uống thuốc tránh thai hay sử dụng một loại hormone nào đó dạng tiêm thì hãy đợi cho đến khi kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn và phải trải qua ít nhất 3 chu kỳ kinh mới nên có bầu.

Kiểm tra lại biện pháp phòng tránh thai
Nếu bạn đang đặt vòng tránh thai thì tất nhiên là phải tới bác sĩ để lấy nó ra. Nếu bạn đang uống thuốc tránh thai hay sử dụng một loại hormone nào đó dạng tiêm thì hãy đợi cho đến khi kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn và phải trải qua ít nhất 3 chu kỳ kinh mới nên có bầu.

Nếu bạn có bầu ngay sau khi ngừng thuốc thì cũng đừng lo lắng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp tránh thai được phép sử dụng hiện nay không làm tăng nguy cơ bị sảy hay gây ra các dị thường ở thai nhi. Trên thực tế, những phụ nữ uống thuốc tránh thai có tỉ lệ sảy thai, hỏng thai thấp hơn những phụ nữ không sử dụng thuốc tránh thai.

Có khoảng 50% phụ nữ mang bầu ngay trong vòng 3 tháng đầu tiên sau khi ngừng thuốc thì cũng khoảng từng đó phải mất tới 1 năm thậm chí hơn mới có thể thụ thai. Sự chậm trễ này thường xảy ra ở những phụ nữ tuổi 30 hoặc hơn, hoặc chưa sinh lần nào, đặc biệt nếu họ dùng thuốc là do không thể đặt vòng.

Các chuyên gia y tế khẳng định biện pháp tránh thai bằng hormone hoàn toàn không gây ra vô sinh.

Tránh dùng các loại thuốc không cần thiết
Trước khi mang bầu, hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc hay các loại vitamin khoáng chất bổ sung nào bạn đang sử dụng.

Rất nhiều loại thuốc có cảm giác là an toàn nhưng thực sự lại gây nguy hiểm cho quá trình mang thai. Ví dụ, thuốc chống viêm không xteroid (NSAIDs) có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt là trong thời điểm thụ thai hay khi quá trình thụ thai mới diễn ra được 2 tuần.

Bổ sung khoáng chất
Hãy bắt đầu bằng việc bổ sung các vitamin và khoáng chất. Hãy uống 1 viên vitamin có chứa 0,4mg (400mcg) axit folic (folate – B9)/ngày trước khi mang bầu 3 tháng để giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Nếu tiền sử gia đình có bệnh này hoặc bạn đã từng sinh bé bị như vậy thì lượng axit folic cần cho mỗi ngày là 4mg (4.000mcg). Các loại vitamin và khoáng chất khác như can-xi cũng rất cần cho sức khỏe của mẹ và bé.

Cắt giảm những loại thực phẩm ít dinh dưỡng và ăn uống cân đối, đảm bảo đủ dinh dưỡng hơn. Mang thai không phải là thời điểm để bạn giảm cân. Nếu muốn giảm cân, hãy làm điều đó sau khi sinh.

Đừng ăn những thực phẩm thô bởi bạn sẽ không thể hấp thụ các vi chất có trong đó và sự thiếu hụt các vi lượng sẽ có hại cho bạn và baby của bạn.

Kiểm tra tổng quan
Đừng do dự đến gặp bác sĩ nếu có bất cứ vấn đề nào hoặc cần tìm hiểu về sức khỏe.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã được chủng ngừa đầy đủ. Ví dụ nếu bạn chưa từng bị sởi Đức (rubella) hay chưa từng tiêm phòng bệnh này hoặc là bạn không chắc chắn lắm, hãy đến gặp ngay bác sĩ. Nếu các xét nghiệm máu cho thấy bạn chưa được miễn nhiễm thì bạn nên tiêm phòng. Việc tiêm phòng cần phải được tiến hành trước khi có bầu ít nhất 3 tháng.

Khi tiến hành kiểm tra tổng quan, bạn có thể đề nghị được kiểm tra về khả năng thụ thai của mình. Những xét nghiệm cần thiết sẽ giúp bạn xác định rõ được những nguy cơ mà bạn hay baby có thể gặp phải trong quá trình thai nghén. Những kiến thức này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định là có cần phải có bác sĩ riêng trong quá trình mang bầu, liệu bạn có cần sự chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn quan trọng này không…

Đến bác sĩ nha khoa
Hãy khám răng và trám lại tất cả những răng sâu trước khi bạn muốn mang bầu. Nếu bạn bị các bệnh về nha chu thì cũng cần phải được điều trị dứt điểm trước khi mang bầu.

Những bệnh về nha chu thường xuất hiện và trở nên trầm trọng trong quá trình thai nghén sẽ làm tăng nguy cơ bị preeclampsia (bệnh tăng huyết áp đột ngột ở nữ).

Hãy ghi chép các chu kỳ kinh
Bạn muốn tăng cường kiến thức sinh sản để tăng cơ hội mang bầu. Hãy ghi chép cẩn thận chu kỳ kinh và cả khi sinh hoạt tình dục. Thông tin này sẽ giúp bạn tính được ngày cũng như tuổi thai sau khi bạn biết mình thụ thai.

Ngày cuối cùng của kỳ kinh trước khi mang bầu sẽ giúp bạn dễ dàng tính được ngày bé sẽ chào đời. Thêm nữa, tuổi thai rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn làm các test, điều trị và có các chế độ chăm sóc phù hợp.

Thay đổi lối sống
Giảm và ngừng uống các loại đồ uống chứa cafein như cà phê, trà và cola.

Ngừng uống rượu và hút thuốc. Rượu và thuốc sẽ rất có hại cho quá trình phát triển của bào thai.

Rèn luyện thể lực để có sức khỏe tốt nhất khi mang bầu. Hãy tập luyện ở mức độ vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì và tăng cường sức khỏe.

Khi một đôi vợ chồng trẻ lên kế hoạch mang thai và sinh con, mọi sự chú ý đều tập trung vào người phụ nữ. Nhưng thực tế người cha cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn đã lập trình có baby thì đây là danh sách những điều cần làm trước khi thụ thai để đảm bảo sức khoẻ của cả mẹ và con.

Đi bác sĩ kiểm tra:
Nên đi bác sĩ kiểm tra sức khoẻ đặc biệt là khi bạn bị bệnh mãn tính hoặc đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc như thuốc chữa cao huyết áp, một số loại kháng sinh, thuốc dùng trong điều trị các bệnh thấp khớp, nhiễm nấm, viêm loét ruột kết, động kinh…đều có ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng của tinh trùng và có khả năng gây nên chứng vô sinh ở nam giới.

Trong hầu hết các trường hợp thì tác dụng của thuốc không còn nữa khi bạn ngừng thuốc. Nên tư vấn bác sĩ xem bạn có thể đổi loại thuốc sao cho bệnh không tái phát mà vẫn thực hiện được kế hoạch có con của mình. Và luôn nhớ rằng các loại thuốc từ thảo mộc, thuốc bổ sung như steroid đồng hoá cũng có thể gây hại cho tinh trùng.

Vì vậy, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng dù là thuốc do bác sĩ chỉ định hay thuốc tự mua ở các hiệu thuốc tây. Nếu có nghi ngờ gì về khả năng mình bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thì cũng đề nghị được xét nghiệm và điều trị vì các bệnh này cũng dẫn đến chứng vô sinh.

Không chỉ tham vấn về bệnh, nên cho bác sĩ biết các thông tin bệnh sử của cả gia đình. Nếu người thân trong gia đình bị khiếm khuyết sau khi sinh về mặt di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể, chậm phát triển trí tuệ hoặc bất kỳ sự chậm phát triển nào… bạn và vợ nên lắng nghe hướng dẫn của bác sĩ để tìm hiểu nguy cơ và cần phải kiểm tra những gì.

Sau cùng, bạn nên hỏi thăm bác sĩ về những nguy cơ từ môi trường làm việc của mình hoặc bất cứ điều gì bạn quan tâm. Nên tham vấn bác sĩ nếu bạn tiếp xúc với thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ; làm trong các ngành công nghiệp nặng.. vì khi làm trong các ngành nghề này, chất lượng và số lượng tinh trùng của bạn có thể bị ảnh hưởng.

Nắm rõ thông tin về bệnh sử của gia đình:
Việc nắm rõ bệnh sử của gia đình là điều cần thiết nên đừng ngại ngần mà hãy gọi điện thoại cho cha mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng gần để tìm hiểu. Nếu họ tỏ ra nghi hoặc và bạn cũng không muốn cho mọi người biết lý do cần tìm hiểu thông tin thì chỉ cần cho họ biết rằng bạn mới tìm được bác sĩ mới và cần có thông tin về gia đình.

Điều quan trọng nhất cần phải đề cập đến ngay là có ai trong gia đình có những bệnh về di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể (Ví dụ: bệnh Down), bệnh thiếu máu tế bào lưỡi liềm, xơ hoá u nang, máu không đông... Bạn cũng cần hỏi han xem có người thân nào mắc bệnh chậm phát triển trí tuệ hoặc các bệnh chậm phát triển khác, bệnh hoặc dị tật bẩm sinh như bệnh tim hay khuyết tật ở ống thần kinh.

Khi người phụ nữ đi kiểm tra sức khoẻ lần đầu tiên trước khi mang thai thì những thông tin trên đã được đề cập đến, vì vậy những thông tin về phía gia đình của bạn cũng hết sức cần thiết để bác sĩ cùng hai vợ chồng bạn quyết định một hay cả hai có nên thực hiện các cuộc kiểm tra trước khi thụ thai hay không.

Tích trữ thực phẩm dinh dưỡng trong tủ lạnh:
Nếu bạn nghĩ người bố muốn ăn gì cũng được (nhất là các loại thức ăn nhanh) và chỉ cần người mẹ ăn đầy đủ dinh dưỡng thì con sẽ khoẻ thì bạn cần phải suy nghĩ lại. Bạn cần phải tập thói quen ăn uống lành mạnh thì tinh trùng mới khoẻ mạnh được.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chế độ dinh dưỡng nghèo nàn có thể ảnh hưởng chất lượng và số lượng của tinh trùng. Ví dụ, người chồng thiếu acid folic – cũng một lượng vitamin B người vợ cần để tránh nguy cơ khuyết tật ở ống thần kinh – thì số lượng tinh trùng không đạt yêu cầu. Bạn hãy tự bổ sung acid folic cho mình từ các thực phẩm như ngũ cốc, các loại rau lá màu lục đậm, cà rốt, men, gan, lòng đỏ trứng, dưa hấu, quả bơ, bí đỏ, mận, các loại đậu hột khô…Hiện nay trên thị trường cũng có các loại đa sinh tố bổ sung nhưng nên có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Kẽm cũng là một chất dinh dưỡng cần phải lưu ý. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần thiếu kẽm trong một thời gian ngắn, lượng tinh dịch và kích thích tố sinh dục nam sẽ giảm. Các nghiên cứu còn cho biết thêm nếu lượng kẽm thấp hơn nhu cầu sẽ cản trở sự hấp thu và chuyển hoá acid folic. Thịt, hải sản và trứng là những món ăn thông dụng nhưng lại cung cấp 15 mg kẽm cho nhu cầu hằng ngày của bạn và trong các loại đa sinh tố cũng có chứa kẽm.

Và bạn đừng “tiết kiệm” vitamin C nhé! Vitamin C thúc đẩy sự vận động của tinh trùng. Ăn nhiều trái cây là cách bổ sung vitamin C dễ dàng nhất. Vitamin C có nhiều trong cam, quýt, lựu, kiwi, nho, bông cải xanh, măng tây, ớt chuông…

Nói không với các “bữa tiệc”:
Một khi đã lên kế hoạch có con thì người phụ nữ được cảnh báo là nên tránh xa các bữa tiệc, thế còn các đấng mày râu thì sao? Cũng thế thôi. Thuốc lá, rượu bia và chất kích thích cũng tác động xấu lên trứng và tinh trùng

Nghiên cứu cho thấy 3 chất rắc rối này sẽ làm sụt giảm lượng tinh trùng và tinh trùng yếu. Vì vậy: bỏ các loại thuốc kích thích mang tính giải trí như cần sa, cocain; giảm bia rượu, cai thuốc trước khi thực hiện kế hoạch có em bé. Bỏ đi những thói quen xấu sẽ giúp gia đình bạn luôn khoẻ mạnh. Lưu ý là khói thuốc lá cũng nguy hiểm cho sức khoẻ của vợ và con bạn (khi trong bào thai lẫn sau khi chào đời).

Số lượng tinh trùng bị giảm không phải là lý do duy nhất để bạn phải giã từ rượu bia. Các bác sĩ cho biết, cha uống bia rượu nhiều thì có nguy cơ trẻ bị thấp cân khi chào đời. Một khi bị thấp cân thì sức khoẻ, hành vi của bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Môi trường làm việc:
Mối nguy hiểm làm ảnh hưởng đến tinh trùng có thể quanh quẩn đâu đấy ngay tại nơi làm việc của bạn. Nếu phải thường xuyên tiếp xúc với hoá chất như dung môi hữu cơ (thường được tìm thấy trong tẩy/giặt khô và các phân xưởng sửa chữa xe ô tô) và thuốc trừ sâu làm khó đậu thai. Những chất hoá học này còn làm biến đổi thành phần tinh trùng, gây sinh non hoặc dị tật bẩm sinh. Tinh trùng phát triển và chín phát dục thành mất khoảng 3 tháng, vì vậy bạn nên kiêng khem những chất trên ít nhất là 3 tháng so với kế hoạch có con.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về ảnh hưởng của môi trường làm việc với sức khoẻ sinh sản của mình.

Lên kế hoạch tài chính
Ở các nước phương Tây, các cặp vợ chồng trẻ thường đến gặp người cố vấn về tài chính để lên kế hoạch sinh và nuôi dưỡng con cho tốt. Dựa trên các số liệu thống kê về thu nhập bình quân, mức sống, sinh hoạt phí…, những thông tin của gia đình bạn, người cố vấn sẽ cùng bàn bạc để đưa ra kế hoạch tài chính của riêng gia đình bạn. Đừng đợi nước tới chân mới nhảy bạn nhé! Việc gì cũng lên kế hoạch chi tiết thì sẽ dễ dàng thực hiện hơn. Còn nếu bạn đang cư ngụ tại các nước khác thì cả hai vợ chồng nên suy nghĩ, cân nhắc giữa các khoản thu chi để không phải lo lắng khi có thêm một thành viên nữa trong gia đình.

Mua thêm quần lót ống rộng
Vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề mặc quần lót bó sát có gây ra vô sinh không. Một số người cho rằng mặc quân lót bó sát làm làm tăng nhiệt độ xung quanh tinh hoàn có thể làm giảm tinh trùng vì việc sản xuất tinh trùng rất nhạy cảm với nhiệt độ. Một số người lại phản đối và chỉ chấp nhận giả thuyết trên nếu có thể đo đếm và so sánh số lượng tinh trùng ở người mặc quần lót bó sát và người mặc quần lót rộng. Bản thân tôi lại nghĩ điều này không có gì khó khăn cả, nếu mặc quần lót rộng thoải mái, lợi thế hơn thì ngại gì mà không thử trong vài tháng? Quần lót ống rộng cũng không chiếm nhiều chỗ trong tủ quần áo của bạn so với quần lót chật là bao.

Tránh xa bồn tắm nóng
Đừng ngâm mình hàng tiếng đồng hồ trong bồn nước nóng, tắm hơi…để thư giãn như trước đây vì việc sản xuất tinh trùng nhạy cảm với nhiệt độ, nhiệt độ cao sẽ giết chết tinh trùng. Điều kiện lý tưởng để tinh trùng được sản sinh ở tinh hoàn là nhiệt độ phải hơi thấp so với nhiệt độ bình thường của cơ thể. Vì vậy, để bảo vệ tinh trùng thì nên tránh xa bồn tắm nước nóng, tắm hơi… trước thời gian dự tính thụ thai ít nhất là 3 tháng.

Hiểu biết về xe đạp
Những người thường xuyên đi xe đạp đừng quá lo lắng khi có những báo cáo khoa học cho biết việc lái xe đạp trong nhiều giờ liền có thể sẽ làm giảm lượng tinh dịch, giảm sút lượng tinh trùng và tốc độ vận chuyển của nó. Những người trải qua lái 2 giờ/ 1 ngày và 6 ngày/ 1 tuần trên yên xe cần phải lưu ý: với cường độ như vậy thì rất có thể bìu dái, tinh hoàn bị tổn thương và có nhiều khả năng họ sẽ gặp phải vấn đề về vô sinh.

Ngoài ra, mặc trang phục lái xe đạp (quần thun bó sát) lái cả đoạn đường dài cũng sẽ huỷ diệt tinh trùng do độ nóng. Vùng bìu dái thường bị nóng và ướt mồ hôi khi nó bị kẹp giữa 2 chân và yên xe. Vì thế, số lượng của tinh trùng sẽ bị giảm xuống. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao tinh hoàn lại nằm ngoài cơ thể không – Đó là vì tinh hoàn cần môi trường thoáng mát hơn để làm việc

Thư giãn:
Bàn về việc có con hết sức thú vị nhưng chắc hẳn là cũng đau đầu. Hãy thư giãn: bơi lội (dĩ nhiên không phải là nước nóng), mua sắm, đi dạo. Dù không có báo cáo nào đề cập đến việc chơi những môn thể thao kia sẽ làm tăng khả năng sinh sản nhưng chắc rằng nó sẽ giúp cho kế hoạch của bạn được thực hiện thuận lợi hơn.