Bé chơi theo từng độ tuổi

Bé chơi theo từng độ tuổi

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, trẻ con dường như càng thiếu dần đi những trò chơi thú vị của ngày xưa như vọc cát xây nhà, nhảy dây, bắn bi... Hãy thử so sánh với con em chúng ta ngày nay xem, chúng chỉ có những giờ chơi được quy định sẵn với sự giám sát chặt chẽ của cha mẹ mà thôi!

 Ngày nay ta gọi những giờ chơi không ‘thiết kế’ sẵn như vậy là chơi tự do. Nhưng dường như trẻ em đã không còn được tiếp cận với khái niệm đó nữa. Điều này đang được những chuyên gia về phát triển trẻ em cảnh báo các bậc phụ huynh.


Trẻ em có nhu cầu được vui chơi, nhưng quan trọng là chúng đang chơi những gì.
Trẻ con hiện nay gắn liền với màn hình ti-vi và những chiếc máy tính, những thứ được lập trình để hành động và suy nghĩ thay cho chúng.

Còn với những môn thể thao ở trường học có luật lệ chặt chẽ và quá thiên về những quy định của khởi đầu lẫn kết thúc,
lại không phù hợp cho 1 trò chơi trẻ em đúng nghĩa. Nhu cầu để được chơi những trò chơi thuần túy của tuổi thơ cũng giống như việc được ăn, uống và không khí để thở vậy!

“Những trò chơi quá bình lặng sẽ khiến trẻ trở nên già trước tuổi!”, nhà tâm lý học David Elking - tác giả cuốn sách “Năng lực của những trò chơi” - nhận định. “Quá ít thời gian chơi đùa lại khiến trẻ trở nên căng thẳng hơn, dẫn đến những nỗi lo âu vô cớ, xuống tinh thần hay rất dễ thất vọng.” – theo Jill Stamm, giám đốc Học viện New Directions (Phoenix) nghiên cứu về sự phát triển trí não ở trẻ em, trích dẫn từ một báo cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ.

Lưu ý rằng điều này cũng đúng với những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng ở người trưởng thành. Và khi từ chối những trò chơi hào hứng đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chọn cách sống thụ động, dễ tăng cân và có nguy cơ dẫn đến bệnh béo phì cho trẻ. Hãy bắt đầu suy xét lại và khuyến khích con bạn phát triển một cách tự nhiên hết mức có thể.

Bé cần chơi như thế nào theo từng độ tuổi?

Tuổi sơ sinh (mới sinh đến 12 tháng)

Cách trẻ tự chơi: Đá vào chiếc di động của bố mẹ hay phá những khối xếp hình dường như không hẳn là một trò chơi, nhưng những hoạt động tưởng như "không làm gì cả" như thế lại rất vui và cần thiết đối với trẻ nhỏ. Khi chơi, não của chúng làm việc, xử lý những "dữ liệu" nhập vào để chuyển thành những thông tin có ý nghĩa qua đó giúp chúng kiểm soát được hành vi của chính mình và hoàn cảnh xung quanh.

Bố mẹ phải làm gì?
Tận dụng mọi cơ hội để vui đùa: “Chơi đùa nên chiếm phần lớn thời gian khi bé thức, ngoại trừ giờ ăn.” – lời khuyên từ Stamm. Và món đồ chơi yêu thích nhất của bé chính là bạn đấy!

Bạn không cần phải cố gắng lắm đâu: hãy thử tận dụng những trò chơi tuy quen thuộc nhưng rất hiệu quả, ví dụ như chơi ú tim, từ đó có thể dạy trẻ 1 vài bài học bổ ích (gợi ý: "khi con không nhìn thấy một thứ gì đó không có nghĩa là nó không có ở đó!"). Hay trò xếp gạch sẽ giúp bạn gây dựng mối quan hệ thắt chặt hơn giữa 2 mẹ con bạn.

Lựa chọn những món đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé: Điều này giúp bảo vệ sự an toàn cho trẻ. Những trò chơi như thế sẽ giúp kích thích các giác quan,  như dụng cụ tập thể dục trẻ em tại nhà, chiếc lục lạc hay bảng viết lụa.

“Rời khỏi sàn nhà đi!”: Trẻ em thường được bồng ẵm hay đặt ngồi yên một chỗ quá nhiều đến nỗi chúng ít có cơ hội luyện tập những kỹ năng tự thân vận động.

Cho trẻ cơ hội tự chơi: Hãy cố gắng đọc và hiểu những ám hiệu qua cử chỉ của con. Khi bé quay mặt đi và bắt đầu quấy khóc, phụng phịu thì có nghĩa con đang muốn nói: “Vậy là đủ rồi!”. Lúc đó con bạn đã sẵn sàng để ăn hay đã đến giờ ngủ, cũng còn có thể chúng đang muốn ở một mình để quan sát, học hỏi những gì đang diễn ra xung quanh.

Theo web trẻ thơ/ tạp chí Motherhood