Chuẩn bị tâm lý cho trẻ sắp có em

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ sắp có em

Hẳn bạn đã đọc hoặc nghe giới thiệu về tập truyện dễ thương “Huynh đệ ký”? Bạn xúc động và thương cho cảm xúc của bé Pooh, Sam… khi một thành viên mới trong gia đình xuất hiện, chiếm mất vị trí “độc tôn” của mình?. Đó là một diễn tiến tâm lý bất ổn của trẻ mà các bậc cha mẹ nên nắm bắt và hành xử hợp lý để tránh cho bé cảm giác bị tổn thương khi xuất hiện thêm thành viên mới.

ẳn bạn đã đọc hoặc nghe giới thiệu về tập truyện dễ thương “Huynh đệ ký”?  Bạn xúc động và thương cho cảm xúc của bé Pooh, Sam… khi một thành viên mới trong gia đình xuất hiện, chiếm mất vị trí “độc tôn” của mình?. Đó là một diễn tiến tâm lý bất ổn của trẻ mà các bậc cha mẹ nên nắm bắt và hành xử hợp lý để tránh cho bé cảm giác bị tổn thương khi xuất hiện thêm thành viên mới. 

Đa phần các em có một gia đình tương đối hoàn thiện. Trước khi có em bé, trẻ thường nhận được nhiều tình thương của ba mẹ, là trung tâm của cả gia đình, được thương yêu, chiều chuộng. Chính vì vậy, khi mất đi sự quan tâm đó của cha mẹ, trẻ thường rơi vào tâm trạng đau khổ, luôn so sánh, đôi khi cả thù ghét em bé mới sinh.

Ở độ tuổi từ 3 trở lên, trẻ khó lòng kiềm chế được  những ghe tuông trong cách đối đãi của cha mẹ và em của mình. Vì thế bạn nên dành thời gian giúp bé hiểu và đón nhận sự có mặt của em bé.

Làm công tác tư tưởng

Giải thích một cách dễ hiểu nhất về sự tồn tại của chiếc bụng bầu, về một em bé sắp ra đời và chức danh anh/chị Hai ( đối với người miền Nam), anh/chị Cả (đối với người miền Bắc). Nói với bé rằng nên thương yêu em và bố mẹ thương yêu các con.

Mua đồ chơi

Khi đưa bé sơ sinh về nhà, nên mua tặng bé một vài món đồ chơi với thông điệp: Em bé tặng anh/chị, sau này cho em bé cùng chơi chung nhé! Như thế bé sẽ không cảm thấy sự hiện diện của em bé quá đặc biệt và bé cũng cảm nhận mình được đối xử công bằng. 

Gắn kết tình thân

Bạn bận bịu với bé nhỏ nhưng đừng lơ là bé lớn, dù được gọi là lớn nhưng đây chỉ là cách so sánh với bé mới ra đời mà thôi. Bé vẫn chưa thể tự chăm sóc bản thân, vẫn cần rất nhiều sự chăm sóc, ân cần và hơi ấm của mẹ. Không nên la mắng trước thái độ “bất hợp tác” của bé, dịu dàng bao giờ cũng là vũ khí tối ưu nhất, bé sẽ từ từ thẩm thấu và yêu quý em mình khi bạn gieo vào lòng trẻ những tình cảm yêu thương gia đình.

Có những trường hợp như bé sẽ  la hét,nhéo má, cắn, giật tóc em nhỏ…những lúc này, bố mẹ nên kéo bé ra và giải thích, tránh la mắng hoặc đánh vì rất dễ làm tổn thương bé.

Tranh thủ thời gian chăm sóc bé lớn

Bạn đừng từ bỏ thói quen đọc sách, gãi lưng, xoa đầu, hát ru…cho bé lớn, hãy tranh thủ khi bé nhỏ ngủ để làm việc đó. Chồng bạn cũng nên giúp bạn một tay vào việc này, đây cũng là dịp để bố con gần gũi nhau hơn. Dành thời gian một mình với bé vì bé thường sợ hãi trước nhiều thứ như bóng tối, tiếng động…

Ngăn chặn rắc rối

Không nên để bé ở lại một mình cạnh bé sơ sinh vì đa phần khi chưa hiểu được thực chất vấn đề, các bé có thể làm phương hại đến em của mình, bởi chưa ý thức được nên bé hành vi của bé sẽ gây ra những hậu quả rất nặng nề. Cho bé chơi với em khi có người lớn bên cạnh và những đồ chơi mềm, an toàn. Loại bỏ các thể loại đồ chơi sắc nhọn ra khỏi khu vực này.

Các sang chấn tâm lý khi mẹ có em bé

Bé rất dễ rơi  vào trạng thái stress hoặc các rối loạn tâm thần vì ức chế tâm lý, mặc cảm, bị “ra rìa”, bất công…nhưng không được giải phóng. Nếu bé có biểu hiện này, hãy đưa  bé đến các Trung tâm tham vấn tâm lý trẻ em. Ở đó, các chuyên gia sẽ có giải pháp giúp trẻ thoát khỏi những sang chấn tâm lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Theo: Webtretho