Thói quen xấu của trẻ

Thói quen xấu của trẻ

Trẻ thường có những thói quen khó bỏ như mút tay, ngoáy mũi, xoắn tóc... Những thói quen này đôi khi lại khiến người lớn phiền lòng vì nó thiếu thẩm mỹ và bé có thể bị bệnh do vi khuẩn tấn công.

Trẻ thường có những thói quen khó bỏ như mút tay, ngoáy mũi, xoắn tóc... Những thói quen này đôi khi lại khiến người lớn phiền lòng vì nó thiếu thẩm mỹ và bé có thể bị bệnh do vi khuẩn tấn công.
 

Thực ra, những thói quen của trẻ thường là những hành động vô thức. Tuy nhiên, chúng luôn cảm thấyrt khoan khoái, dễ chịu mỗi khi được "trình diễn" những hoạt động "kỳ quái" này.

Những thói quen của trẻ thường là những hành động vô thức

Một số "trò chơi" của trẻ
Cắn móng tay: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 30 - 60% trẻ ở độ tuổi từ 5 - 10 có thói quen nhai, cắn hoặc nghịch ngợm những chiếc móng tay của mình. Trong những trường hợp khác, một số trẻ còn thấy vui sướng khi được "gặm" những chiếc móng chân một cách say mê. Chúng chỉ chán thực sự khi phát hiện ra nhiều trò khác thú vị, cuốn hút hơn hoặc khi đã trưởng thành.
 

Xoắn vặn tóc: Các bé gái lại thường có thói quen này, nhất là khi chúng chuẩn bị đi ngủ, bất kể cả khi mái tóc của bé ngắn hay dài. Các bé mân mê sờ lên mái tóc hoặc mạnh bạo hơn là thích giật tóc cho những sợi tóc tung hẳn ra tay. Hành động này thường chấm dứt khi các bé lớn hơn. Tuy nhiên, nếu con bạn có những hành động này ở tuổi thiếu niên, đó không còn đơn giản là một thói quen mà có thể là những biểu hiện khi bị trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi hay ức chế kéo dài.
 

Ngoáy mũi: Bọn trẻ thường rất thích hành động này và luôn cảm thấy thích thú mỗi khi chúng thu được bất kỳ "chiến lợi phẩm" nào. Có đến 91% trẻ con thường xuyên ngoáy mũi và 8% trong số đó thích ăn những gì chúng "nhặt" được từ trong mũi.
 

Mút tay: có vẻ như bọn trẻ "nghiện" mút ngón tay cái hơn là ngón tay trỏ bởi chúng cảm thấy ngón tay cái có vị "ngon" hơn. Tuy nhiên, chứng "nghiện" ngón tay cái chỉ là tình cờ và không liên quan gì đến mùi vị của những ngón tay khác.
 

Hành động mút tay của trẻ đôi khi giúp trẻ giữ được bình tĩnh và bớt đi sự bối rối mỗi khi chúng phải ở trong một môi trường lạ. Khi sợ hãi, mút tay cũng là cách giảm đi nỗi sợ và đem lại sự cân bằng, ai ủi đến với trẻ. Tuy nhiên, ở trong độ tuổi từ 4 - 6, mút tay thường xuyên sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tới sự phát triển cua răng lợi. Vì thế, cha mẹ nên giúp bé bỏ dần thói quen này bằng cách "đánh lạc hướng" trẻ mỗi khi chúng có ý định mút tay thông qua các trò chơi hay những câu chuyện kể hấp dẫn, thú vị hơn.
 

Sự hình thành những thói quen
Các chuyên gia cũng không thể lý giải chính xác thói quen ấy của trẻ được hình thành như thế nào. Theo họ, những hành động này đôi khi chỉ là để giảm bớt căng thẳng, lo lắng. Với một số trẻ, thói quen này lại bắt nguồn khi chúng đang ở trong trạng thái thư giãn, thảnh thơi như là những lúc đi ngủ hoặc đang xem tivi...
 

Một vài thói quen lại mang tinh di truyền, cắn móng tay hay mút tay là một ví dụ. Nếu trong gia đình bạn có người quen với hành động này từ thời thơ ấu thì sau này, em bé cũng có thể lặp lại những điều tương tự.
 

Có những đứa trẻ hình thành thói quen lại chỉ với mục đích gây sự chú ý đối với người lớn. Khi bố mẹ phạt hoặc là mắng, trẻ sẽ nghĩ ra những hành động "quái dị" để tạo lòng... thương cảm từ các bậc phụ huynh. Khi càng bảo chúng ngừng hành động này, chúng lại càng phớt lờ và cứ tiếp tục. Những thói quen với mục đích "khiêu khích" ấy thường là liếm tường, tự cào cấu bản thân hoặc cố tình gào thét một cách tức tưởi.
 

Đối phó với những thói quen của trẻ
Thông thường, những thói quen ấy sẽ mất dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn muốn dẹp bỏ điều này ngay lập tức hoặc cảm thấy khó chịu hãy thử làm những cách sau:
 

Bình tĩnh nói cho trẻ biết bạn không thích hành động đó và giải thích lý do tại sao: Phương pháp này áp dụng cho trẻ từ 3 tuổi nhằm nâng cao nhận thức của trẻ trong mọi vấn đề. Bạn có thể nói với con: Mẹ không thích nhìn thấy con cắn móng tay như thế. Trông con xấu hơn đấy. Con đừng làm thế nữa nhé.
 

Tuy nhiên, nếu lần sau bạn vẫn tiếp tục nhìn thấy trẻ lặp lại hành động này, đừng nên rày la, quở trách trẻ. Những lời kêu ca hoặc các hình phạt chỉ khiến cho con thêm ấm ức và muốn làm ngược lại để "gây chiến" với bạn mà thôi.
 

"Đánh lạc hướng": Thay vì đưa ra mệnh lệnh "đừng cắn móng tay" thì bạn có thể bảo với trẻ "Chúng mình chơi trò lắc lư những ngón tay nhé" để trẻ quên đi "vấn đề" của mình tập trung vào hành động khác. Nhiều lần như thế, trẻ sẽ dần bỏ được thói quen và nhận thức được những hành động của mình.
 

Theo Tin Tức