Trẻ nói lắp

Trẻ nói lắp

Trẻ em từ hai đến ba tuổi có sự phát triển sinh lý và tâm lý rất mạnh mẽ, đặc biệt là khả năng tư duy và ngôn ngữ.

Trẻ em từ hai đến ba tuổi có sự phát triển sinh lý và tâm lý rất mạnh mẽ, đặc biệt là khả năng tư duy và ngôn ngữ.
 

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu biểu đạt những "hiểu biết" của mình bằng ngôn ngữ và không ít trẻ đã bị mắc tật... nói lắp.
 

Nói lắp là điều bình thường khi bé từ hai đến ba tuổi. Nói lắp thường có tính di truyền, con trai bị mắc nhiều hơn. Điều này có nghĩa là một số người nói lắp bẩm sinh. Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, khi tập cho bé thuận tay trái chuyển sang tay phải, bé có thể bị nói lắp vì trung tâm thần kinh của lời nói có liên quan chặt chẽ với trung tâm chỉ huy cánh tay. Nếu bắt buộc trẻ phải dùng tay khác mà người lớn không khéo léo, cơ chế điều khiển lời nói của trẻ có thể bị nhiễu loạn.

Nói lắp là điều bình thường khi bé từ hai đến ba tuổi

Ngoài ra, sự xúc động của bé có ảnh hưởng lớn đến việc diễn đạt lời nói. Nhiều đứa trẻ nói lắp là do tinh thần bị căng thẳng. Một số trẻ chỉ nói lắp khi cáu gắt hoặc khi nói trước một số người. Những đứa trẻ bị nghe quá nhiều lời, hoặc bị quấy rối quá nhiều cũng dễ bị nói lắp hơn.
 

Tại sao tật nói lắp lại thường hay xảy ra ở những đứa trẻ hai đến ba tuổi? Có thể cắt nghĩa theo hai cách. Đó là lứa tuổi trẻ cố gắng nhiều nhất để tập nói. Khi còn nhỏ, trẻ nói đơn giản, không nghĩ ngợi nhiều về điều mình nói. Quá hai tuổi, trẻ muốn nói những câu dài hơn để diễn đạt những ý mới nên bắt đầu nói đi nói lại hai hay ba lần cùng một câu. Nếu người mẹ không chú ý đến việc phát âm những câu bập bẹ liên tục, sẽ dẫn đến tật nói lắp ở trẻ. Hai là có thể do sự bướng bỉnh vốn có trong thời kỳ căng thẳng mà trẻ đang trải qua ảnh hưởng đến cách ăn nói của trẻ.
 

Thông thường khoảng 90% trẻ nói lắp từ hai đến ba tuổi chỉ nói lắp trong mấy tháng rồi thôi. Vì thế, thay cho một cố gắng sửa chữa vụng về, bạn hãy tìm hiểu lý do căng thẳng thần kinh của trẻ. Đừng nói với trẻ những câu quá dài, đừng cố tập cho trẻ nói. Khi chơi với trẻ hãy nói ít và làm nhiều. Chú ý đến những điều trẻ kể và tránh để trẻ khó chịu. Đối với một số trường hợp, tật nói lắp sẽ kéo dài nhiều tháng, khi nhiều khi ít, đừng chờ đợi nó đột nhiên mất đi và hãy ghi nhận sự tiến bộ của trẻ.
 

Theo Phụ Nữ