Giai đoạn nhũ nhi

Giai đoạn nhũ nhi

là giai đoạn từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi.

 Sự phát triển:

Cân nặng: Trung bình,  6 tháng trẻ nặng gấp đôi ( khoảng 5-6kg) lúc sinh và đến tháng thứ  12  trẻ nặng gấp 3 ( trung bình từ  8 kg – 12kg)

Chiều cao: mỗi tháng tăng 2 cm. Đến 12 tháng trẻ cao gấp rưỡi lúc sinh ( trung bình trẻ cao từ  74cm – 78cm)

Vòng đầu tăng khoảng 44cm. Tổ chức não trưởng thành bằng 75% so với người lớn ( 900gr)

Lớp mỡ dưới da phát triển nên trông trẻ bụ bẫm.

Hệ tiêu hóa: Hoàn thiện dần và khi 4 tháng bắt đầu có khả năng tiêu hoá được tinh bột và các thực phẩm khác ngoài sữa.

Sau 6 tháng ttrẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Cách nuôi dưỡng:

Từ 2 tháng đến 4 tháng: chỉ cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình (giống như giai đoạn sơ sinh)

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, với trẻ bú mẹ thì :  nếu trẻ tăng dưới 500gr trong một tháng thì phải cho trẻ tập ăn dặm (bột), nếu trẻ tăng trên 500gr trong một tháng thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ đến 6 tháng.

Tiếp tục bú mẹ theo nhu cầu của trẻ, bú càng nhiều càng tốt.

Khi bé được 4 – 6 tháng: Tập ăn dặm bằng bột loãng: Tập ăn từ  ít (1 - 2 muỗng bột) đến nhiều (1/3 - 1/2 chén - 1 chén/ ngày); từ lỏng đến đặc ( từ bột 5% đến bột 10%); từ ít chất (bột gạo + một loại thực phẩm khác như trứng hoặc sữa...) đến nhiều chất (bột + đạm: thịt , trứng, sữa, tàu hủ ... + dầu + lá rau xanh ...). Ngay từ tuổi này trẻ cũng đã ăn được xác ( cái ) thức ăn , nếu chỉ cho trẻ ăn nước thì sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng ( sắt và Protein). Không nên nêm muối, đường, bột ngọt vào bột của trẻ.

Nếu trẻ nuôi bằng sữa bình  thì ngày bú 6  cữ + 2 cữ bột

Đến khi 6 tháng, tất cả các trẻ phải được cho ăn dặm bằng bột đủ 4 nhóm thức ăn (bột + đạm + dầu + rau). Ngày ăn 3-4 bữa bột (hoặc cháo)

Bú mẹ kéo dài đến 2 tuổi

Theo: BS Nguyễn Thị Hoa - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I