Bồng trẻ sơ sinh đúng cách

Bồng trẻ sơ sinh đúng cách

Do bé sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, nên bạn cần thận trọng hơn khi bồng ẵm trẻ. Điều quan trọng là phải bảo đảm an toàn và tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Do bé sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, nên bạn cần thận trọng hơn khi bồng ẵm trẻ. Điều quan trọng là phải bảo đảm an toàn và tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Khi bồng: Nếu bồng bé ra từ xe đẩy hoặc lúc thay áo quần, thay tã, bạn nên đặt một bàn tay bên dưới đầu, tay còn lại dưới mông bé. Lưu ý, dùng phần lưng và bụng của bạn làm điểm tựa để bồng bé lên. Tuyệt đối không nắm giữ vào hai cánh tay của bé. Luôn giữ tư thế sao cho hai thân hình của bạn và bé luôn tiếp xúc sát vào nhau.

Khi bé vừa thức giấc: Nên bồng hướng mặt của bé ra ngoài. Đây là tư thế tốt nhất giúp bé có thể quan sát môi trường xung quanh. Hãy tựa bé vào người bạn để tạo cho bé cảm giác an toàn, hai chân bé bắt chéo vào nhau giống như khi bé còn nằm trong bào thai. Thao tác này chỉ áp dụng cho bé khoảng vài tháng tuổi.

Khi bé bệnh: Thao tác bồng làm sao cho hai chân bé dang rộng ra, nếu bé đang bị đau bụng. Tạo cho phần bụng và toàn thân của bé "nghỉ ngơi" trên hai cánh tay bạn. Tư thế này sẽ giúp trẻ giảm nhẹ cơn đau.

Khi bạn hát, ru ngủ hoặc vỗ về trẻ: Có thể bồng bé trong khi bạn đang đứng hoặc ngồi, để ru bé ngủ, vỗ về hoặc hát ru cho bé nghe bằng cách đặt phần đầu của bé nằm gọn trong chỗ lõm vào của hai cánh tay.

Khi bé đi chơi: Cũng có thể sử dụng túi đeo khi đang bận tay để chuẩn bị bữa cơm hoặc làm những công việc lặt vặt nào đó. Nhớ điều chỉnh túi sao cho ngực của bé luôn tiếp xúc với ngực của bạn. Nên đặt một bàn tay bạn lên người bé để giữ độ tiếp cận giữa bạn với bé. Nếu bé dưới ba tháng tuổi, hãy đặt bé với tư thế khuôn mặt đối diện với mặt của bạn và khi bé lớn tháng hơn, có thể để khuôn mặt của bé hướng ra ngoài.

Theo Santé/Phụ nữ Online