Sự phát triển về thể chất của trẻ ở lứa tuổi mầm non (từ 4-6 tuổi)

Sự phát triển về thể chất của trẻ ở lứa tuổi mầm non (từ 4-6 tuổi)

Tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 4-6 tuổi chậm hơn so với trẻ dưới 3 tuổi, nhưng tính trong cả đời người thì đây vẫn nằm trong giai đoạn phát triển với tốc độ cao. Hàng năm trẻ 4-6 tuổi tăng được 5cm, cân nặng mỗi năm tăng được 2kg. Nói chung con trai cao hơn và nặng hơn con gái, trẻ nhỏ ở thành phố cao hơn và nặng hơn trẻ nhỏ ở nông thôn

1. Chiều cao và cân nặng:

Tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 4-6 tuổi chậm hơn so với trẻ dưới 3 tuổi, nhưng tính trong cả đời người thì đây vẫn nằm trong giai đoạn phát triển với tốc độ cao. Hàng năm trẻ 4-6 tuổi tăng được 5cm, cân nặng mỗi năm tăng được 2kg. Nói chung con trai cao hơn và nặng hơn con gái, trẻ nhỏ ở thành phố cao hơn và nặng hơn trẻ nhỏ ở nông thôn

Chiều cao và cân nặng của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng trong quá trình nuôi hoặc yếu tố bệnh tật. Trường hợp không có sự chênh lệch lớn so với trẻ cùng lứa tuổi thì không cần bận tâm, nhưng nếu có thì cần cho trẻ đi khám để xem xét.
 

2. Đại não, tim, phổi:

Tim trẻ 4-6 tuổi có tốc độ phát triển nhanh, nhưng dung lượng cùng nhịp đập còn nhỏ và yếu, cho nên không thể tham gia các hoạt động trong thời gian dài hoặc với cường độ quá mãnh liệt.

Đại não trẻ 4-6 tuổi phát triển nhanh, trẻ 6 tuổi não nặng 1250g (não người lớn nặng 1400g), chức năng của não phát triển, kết cấu thần kinh của não có xu thế sớm trưởng thành, song trẻ ở lứa tuổi này do công năng hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh chưa cân bằng, nên nếu chỉ làm một việc gì đơn thuần kéo dài dễ gây mệt mỏi. Đôi khi trẻ chơi vui quá không kiềm chế được, mải chơi quên cả ăn, quên cả ngủ, đó là biểu hiện năng lực tự kiềm chế kém, cho nên không nên để trẻ kéo dài thời gian hưng phấn vui chơi quá nhiều.

Trẻ 4-6 tuổi do mũi, yết hầu và họng còn nhỏ hẹp, lực đàn hồi của phổi yếu, lồng ngực bé và bằng nên hoạt động của lồng ngực bị hạn chế. Mặc dù sự hoạt động của phổi tăng gấp 3 lần so vớI trẻ dưới 3 tuổI nhưng trẻ vẫn thở không sâu bằng người lớn, số lần hô hấp nhiều hơn so với ngườI lớn.
 

3. Sức đề kháng:

Sức chống đỡ bệnh tật của trẻ 4-6 tuổi đã tăng dần, số lần mắc bệnh giảm xuống so với lúc trẻ 3 tuổi, song phạm vi hoạt động của trẻ mở rộng ra nhiều, nên sức miễn dịch còn yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh đậu mùa, bệnh quai bị. Khi trẻ còn bé hay trẻ đi học ở cấp 1, sẽ có nhiều trẻ có Amiđan to ra, dễ bị sưng Amiđan. Vì vậy với trẻ 4-6 tuổi cho ra ngoài chơi vừa phải, nơi có không khí trong lành, tăng lượng chứa khí của phổI, tăng cường tính thích ứng của trẻ với môi trường bên ngoài, chú ý cho trẻ rèn luyện cơ thể, những trẻ chạy nhảy nhiều khỏe hơn và ít bệnh hơn trẻ ít hoạt động.
 

4. Tiêu hóa:

Bộ máy tiêu hoá của trẻ 4-6 tuổi còn yếu, dễ bị bệnh khó tiêu do ăn quá nhiều, ăn nóng quá hay lạnh quá dễ sinh bệnh. Trẻ lúc này hay đi giải do chức năng cô đặc nước giải ở giai đoạn này còn yếu. Khi cho trẻ ăn chú ý cho ăn đủ 3 bữa chính và 1 bữa phụ, nếu cho trẻ ăn vặt , cho ăn đồ nguội lạnh nhiều sẽ có hại cho sức tiêu hóa của trẻ, có hại cho sức khỏe và sự vận động của trẻ.
 

5. Sự phát triển về vận động:

Các cơ bắp ở trẻ 4 tuổi có thể nâng đỡ được trọng lượng của cơ thể. Trẻ 4-6 tuổi có thể chạy, nhảy, biết dùng đôi tay để nắm chặt đồ vật, biết leo trèo, đôi chân chạy nhảy liên tục. Trẻ từ 5 tuổI trở đi đã có thể vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp hơn như chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo, lộn xà đơn…

Các ngón tay cử động chậm hơn so với sự vận động toàn thân, nhưng phần lớn trẻ 4 tuổi đã có thể thực hiện các động tác nắn, vẽ hay bóp một cách thành thạo. Mặc hoặc cởi áo, thường bé gái thành thạo hơn bé trai. Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những có thể hoạt động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên có thể cầm bút để viết hoặc vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế hơn. Các bậc cha mẹ nên tạo điều kiện cho con có nhiều dịp tốt để rèn luyện đôi tay và ngón tay, cho trẻ tập luyện nhiều thì tay mới dẻo, khéo, tâm trí mới linh lợi, ví như các hoạt động về nặn đất, gấp giấy và đan lát…

Trẻ 4-6 tuổi trong quá trình chạy chơi cảm thấy vô cùng thích thú, cho nên suốt ngày chạy nhảy, không lúc nào ngồi yên. Trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là hoạt bát, hiếu động, chính là do sự phát triển của cơ thể quyết định 

NXB Phụ Nữ - 2000