Sốt cao co giật

Sốt cao co giật

Sốt cao co giật hay xảy ra ở trẻ nhỏ khi có tăng nhanh thân nhiệt và thường bị với tỷ lệ 1/ 20, trẻ ở tuổi từ 1-4, nhưng có thể ảnh hưởng ở trẻ từ 6 tháng cho đến 5 tuổi.

Sốt cao co giật là gì ?

Sốt cao co giật hay xảy ra ở trẻ nhỏ khi có tăng nhanh thân nhiệt và thường bị với tỷ lệ 1/ 20, trẻ ở tuổi từ 1-4, nhưng có thể ảnh hưởng ở trẻ từ 6 tháng cho đến 5 tuổi.

Trẻ có nguy cơ có thể có sức đề kháng kém đối với co giật hơn trẻ khác .

Nguy cơ sốt cao co giật là gì?

Trẻ có thể di truyền tính chất sốt cao co giật ở bố mẹ.

Nếu ba hay mẹ bị co giật lúc nhỏ thì nguy cơ trẻ bị co giật tăng 10-20%.

Nếu cả bố mẹ và trẻ có những thời điểm bị co giật thì nguy cơ đứa trẻ khác bị co giật tăng 20-30%.

Tuy nhiên, độ nhạy cảm của trẻ tùy thuộc vào việc trẻ có hay không bị nhiễm trùng. Khoảng 4 trong 10 trẻ bị co giật sẽ bị lại tại cùng giai đoạn, mặc dù nguy cơ khác nhau xa ở các trẻ. Nguy cơ trẻ bị co giật tăng lên nếu :

Trẻ có gen di truyền co giật.

Trẻ hay bị bệnh có sốt cao.

Ðợt co giật đầu tiên do sốt thường  liên quan mật thiết đến thân nhiệt thấp hơn 39oC.

1/1000 trẻ em bị sốt cao co giật sau tiêm vaccine. Trong trường hợp này, co giật thường xảy ra sau 8 đến 10 ngày tiêm ngừa và do thành phần vaccine sởi. Tuy nhiên, thành phần này chỉ gây co giật 1/10 trường hợp liên quan với sởi.

Những trẻ bị co giật nên theo chương trình chủng ngừa như tất cả trẻ khác.

Triệu chứng là gì?

Co giật thường bắt đầu bằng triệu chứng mất tri giác trong thời gian ngắn, sau đó toàn thân, chân tay đều co cứng.

Ðầu ngửa ra sau, chân tay bắt đầu giật mạnh.

Da tím tái và xanh lại nhanh.

Co giật kết thúc sau vài phút và ngưng run, trẻ mềm người, màu da và tri giác trở lại bình thường.

Một số trẻ phục hồi tri giác nhanh hơn trẻ khác.

Làm gì khi trẻ đang co giật?

Ðừng can thiệp ( nhỏ chanh, chắc cũng chỉ thấy ở người Việt Nam!) khi đang co giật trừ phi có những tình huống dưới đây. Cẩn thận đặt trẻ nghiêng đầu về 1 bên. Ngày xưa, người ta thường đặt vào miệng trẻ 1 cây que nhằm ngăn ngừa việc trẻ cắn lưỡi và môi. Việc này không được khuyến khích vì nó gây tổn thương răng về sau. Khi cơn giật lắng xuống, giữ trẻ nằm cùng tư thế, ví dụ như nằm về 1 bên. Nếu co giật kéo dài và liên tiếp nhau nhanh, hãy gọi cấp cứu. Lần đầu tiên trẻ bị sốt cao co giật nên được nhập viện. Nếu trẻ đã từng bị co giật khi sốt cao thì việc nhập viện không cần thiết.

Tuy nhiên, việc xác định co giật có phải do nhiễm virus vô hại hay không luôn quan trọng. Vì lý do này, bác sĩ nên khám sau cơn giật.

Trẻ có bị co giật trước đây không ?

Nếu trẻ có tiền căn co giật, đôi khi bố mẹ được khuyên nên có sẵn diazepam dùng khi cơn co giật xảy ra.

Thuốc được đặt vào trực tràng bằng 1 ống đặc biệt và sẽ có tác dụng trong vòng vài phút.

Nếu co giật xảy ra trên 5 phút có thể lặp lại điều trị nhưng tốt hơn là nên có lời khuyên của giới chuyên môn.

Hướng dẫn sử dụng liều thuốc phải được tôn trọng.

Trẻ có bị sốt không?

Hãy chắc rằng trẻ không bị quá nóng bằng cách cởi bỏ quần áo, chăn mền. Nếu nhiệt độ phòng có vẻ quá cao, hãy mở cửa sổ về hướng trẻ nhưng không để quá lạnh. Cho trẻ uống nhiều nước mát.

Một vài bác sĩ khuyên bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt loại nhẹ như paracetamol hay ibuprofen. Thuốc này giảm thân nhiệt xuống 1-1.5oC. Ðiều quan trọng là lưu ý liều dùng .

Mặc dù sốt cao co giật có vẻ giống động kinh nhưng hiếm khi nó liên quan đến bệnh này. Khoảng 99% trẻ bị sốt cao co giật không còn giật khi chúng ở tuổi đi học.

Ðiều tra tương lai.

Mặc dù sốt cao co giật có vẻ đáng sợ nhưng chúng ít khi gây tổn thương lâu dài. Tuy nhiên, nếu trẻ bị co giật kéo dài và nhiều cơn liên tiếp thì những rối loạn nhẹ về chức năng não có thể xảy ra.

Nếu trẻ bị co giật, hãy hỏi ý kiến  bác sĩ của bạn để có cách phòng trị bệnh.

Một nửa những trẻ đã bị co giật sẽ bị lại khi sốt cao. Nhưng nguy cơ giảm đi theo thời gian và những cơn co giật sẽ không xảy ra sau 5 tuổi.

Có thể phòng ngừa co giật được không ?

Thuốc hạ sốt, như paracetamol có thể hạ thân nhiệt nhưng cần lặp lại. Nếu không, thân nhiệt lại tăng nhanh trở lại. Nếu trẻ có tiền căn co giật, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên có thuốc đặt hậu môn chứa diazepam dự phòng ở nhà. Hiện nay có thuốc đặt hậu môn khi trẻ sốt cao là Efferalgan, Algotropyl, Febrectol ( dùng cho trẻ trên 2 tuổi) loại nhét hậu môn. Thuốc này có bán ở các nhà thuốc.

Theo BSGĐ