Cảm nhận âm thanh trong bụng mẹ

Cảm nhận âm thanh trong bụng mẹ

Khoảng tuần thứ 20, tai của bé có hình dạng và kích thước tương tự người trưởng thành. 4 tuần sau đó, bé có thể nghe được giọng nói của mẹ, âm nhạc và cả những âm thanh bên ngoài tử cung.

Khoảng tuần thứ 20, tai của bé có hình dạng và kích thước tương tự người trưởng thành. 4 tuần sau đó, bé có thể nghe được giọng nói của mẹ, âm nhạc và cả những âm thanh bên ngoài tử cung.


Khi được truyền từ ngoài vào tử cung, giai điệu của âm nhạc không bị biến đổi nhiều. Những bản nhạc không lời với tiếng đàn và tiếng gõ (trống) là gợi ý phù hợp, đảm bảo bé nghe được nhạc.

Nghe được giọng nói của bố và mẹ

Nhiều thập kỷ nay, không ít người mẹ đã hát không chỉ cho bé sơ sinh nghe mà còn cho những bé chưa chào đời. Giọng nói của mẹ được truyền vào tử cung, trở nên khỏe khoắn và ít bị bóp méo hơn giọng thực ở bên ngoài. Âm thanh sẽ di chuyển vào não qua một bộ phận rung trong tai của bé.

Ngoài giọng nói của mẹ, bé cũng có thể làm quen với giọng trầm của bố. Nếu người bố nói chuyện hoặc hát cho bé nghe thường xuyên, bé sẽ sớm nhận ra giọng nói ấy.

Lợi ích của âm nhạc

Nghe nhạc sẽ kích thích tai, não và các cơ quan khác trong cơ thể, giúp bé mau lớn. Nhạc còn là hình thức giao tiếp quan trọng ngay khi bé chưa chào đời. Nếu được tiếp xúc với âm nhạc từ trong bụng mẹ, khi chào đời, bé dễ dàng nhận biết và yêu thích âm thanh, giai điệu đã từng nghe.

Cảm giác gần gũi rất có lợi, nó giúp bé bình tĩnh khi bé khóc. Khi đó, âm nhạc cũng giúp bé chuyển động cơ thể nhiều hơn, mút sữa mẹ đều đặn hơn. Những bản nhạc mô phỏng tiếng sóng đại dương hoặc tiếng nước chảy giúp bé thư giãn tốt vì chúng gần với những âm thanh trong bụng mẹ.

Lựa chọn âm nhạc

Thái độ và tình cảm của mẹ còn ảnh hưởng đến bé nhiều hơn thể loại nhạc. Nếu mẹ vui vẻ, bé cũng hạnh phúc, thoải mái khi được cùng mẹ nghe nhạc. Một số nghiên cứu chứng minh, các loại nhạc khác nhau đều tốt cho bé. Vì thế, ngoài nhạc cổ điển, có thể cho bé nghe nhạc Pop, thánh ca…

Tiết tấu của nhạc quan trọng hơn thể loại nhạc, không nên mạnh mẽ quá nhưng cũng không nên trầm buồn quá. Nhịp tim thai có thể lên – xuống theo giai điệu; vì thế, nhạc mạnh sẽ làm tim bé đập nhanh, bé dễ bị mệt. Thử cho bé nghe nhiều loại nhạc và xem cách bé đạp mẹ. Bé có thể đạp mẹ nhiều hơn khi được nghe nhạc Rock, thư giãn hơn khi nghe nhạc cổ điển.

Cách cho bé nghe nhạc

Có thể đặt trực tiếp headphone lên bụng bầu nhưng nên giới hạn thời gian và tần suất nghe nhạc. Nếu nghe nhạc nhiều, bé bị quá sức, nhịp tim và nhịp thở đều tăng lên. Khi đó, bé có thể tạm thời ngừng hoạt động để ngủ. Nếu sau khi nghe nhạc, bé không đạp mẹ trong vòng 1-2h đồng hồ sau đó thì có khả năng, bé đang ngủ vì mệt.

Nên cho bé nghe nhạc khi bạn cảm thấy sảng khoái nhất. Ngồi trong phòng yên tĩnh, điều chỉnh âm thanh ở mức có thể bạn nghe được là bé cũng nghe được. Hát và cùng bé nghe nhạc là cách tuyệt nhất để tăng độ thân mật. Nó cũng như công cụ dỗ bé nín khóc khi bé chào đời; lúc đó, mẹ có thể hát và cho bé nghe giai điệu quen thuộc, bé sẽ nhanh vui vẻ, dễ ngủ ngon.

Theo mẹ và bé