Có nên dùng bình sữa cho trẻ sơ sinh

Có nên dùng bình sữa cho trẻ sơ sinh

Dùng bình sữa cho trẻ sơ sinh dễ làm bé cự tuyệt nguồn sữa mẹ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng.

Trẻ sau khi sinh, có lúc sữa mẹ không đủ, chính vì thế các bà mẹ ngay lập tức dùng bình sữa cho trẻ uống. Khi trẻ được 2 tuổi nhiều bà mẹ vẫn có thói quen dùng bình sữa cho trẻ. Điều này không có lợi một chút nào cho trẻ.  Vậy làm thế nào để dùng bình sữa cho trẻ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ?

Trẻ sơ sinh tốt nhất không nên dùng bình sữa

Trẻ gào khóc đòi ăn, nhưng các bà mẹ không kịp thời có sữa, lúc này sợ bé đói liền dùng ngay bình sữa để trẻ bú sữa. Nhưng trên thực tế, trẻ sau khi ra khỏi bụng mẹ, trong cơ thể cần một vài chất dinh dưỡng để duy trì, nhưng không nên cho hấp thụ một cách vội vàng. Nếu vào những ngày hè nóng bức, trẻ ra nhiều mồ hôi, có thể dùng một cái thìa nhỏ cho uống chút ít nước. Nhưng tuyệt đối không nên dùng bình sữa, đặc biệt là cho trẻ mút sữa bột.


Trẻ sau khi sinh nếu dùng ngay bình sữa cho trẻ uống sữa bột, sau đó mới cho chúng bú sữa mẹ, trẻ sẽ dễ ngậm đầu vú, đặc biệt dễ xuất hiện tình trạng “cự tuyệt ” sữa mẹ, điều này khiến trẻ không có cơ hội hấp thụ nguồn dinh dưỡng ban đầu từ sữa mẹ, mà còn làm sữa người mẹ trương lên gây ra viêm tuyến vú. Thời gian dài trẻ không ngậm đầu vú mẹ, có thể gây ra hiện tượng giảm sữa ở người mẹ.

Tốt nhất là sau khi sinh, bắt đầu nén đầu vú của người mẹ để trẻ bú sữa mẹ, lúc này có thể thấy nước sữa sạch tràn ra, đây được gọi là nguồn sữa ban đầu. Trong nguồn sữa ban đầu không chỉ chứa các protein, chất béo, đường dễ tiêu hóa, hấp thụ; hơn nữa sữa còn chứa chất IgA có khả năng miễn dịch tương đối lớn. Chất này có thể bảo vệ trẻ không mắc bệnh, phòng chống phản ứng quá mẫn cảm, tăng khả năng chống lại bệnh tật, là nguồn thực phẩm tự nhiên lý tưởng nhất của trẻ.

Nguồn sữa ban đầu sẽ đem lại cho trẻ có khả năng mễn dịch, xác suất mắc các bệnh vàng da sinh lý tương đối thấp, còn những trẻ sơ sinh không bú nguồn sữa mẹ ban đầu sẽ dễ đi tả, lây nhiễm đường hô hấp, thậm chí viêm phổi. Cho nên khi nguồn sữa mẹ không đủ cũng nên để trẻ ôm đầu vú của mẹ để chúng quen với đầu vú, cũng là để lực bú sữa của bé kích thích vú, làm sữa mẹ tiết ra, thúc đẩy tử cung của người mẹ phục hồi, giảm thấp chảy máu sau khi sinh.