Chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên

Chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên

Thời điểm này, mắt của bé sơ sinh còn khá mờ. Bé có thể nhìn được những đồ vật ở rất gần, trong bán kính 20-25cm; vì thế, bé chỉ có khả năng ngắm khuôn mặt của mẹ khi bạn bế bé thật gần.

Thời điểm này, mắt của bé sơ sinh còn khá mờ. Bé có thể nhìn được những đồ vật ở rất gần, trong bán kính 20-25cm; vì thế, bé chỉ có khả năng ngắm khuôn mặt của mẹ khi bạn bế bé thật gần.
 
Không nên quá lo lắng khi bé không nhìn thẳng vào khuôn mặt mẹ: Phần lớn các bé “say sưa” chiêm ngưỡng một phần trên khuôn mặt mẹ như lông mày, tóc và cử động miệng. Khoảng 1 tháng tuổi, bé bắt đầu quan tâm đến sự trao đổi mắt với mắt cùng mẹ. Các nghiên cứu chứng minh, các bé rất thích thú khi nhìn ngắm khuôn mặt người đối diện và những vật có màu sắc tương phản cao như đen và trắng.
Nên tạo cơ hội để bé được gần gũi với khuôn mặt mẹ như khi bạn cho bé “ti”, bạn thử lắc lư đầu mình từ bên này sang bên kia, mỉm cười và nhìn vào mắt bé. Bài tập này giúp các cơ mắt của bé thêm chắc khỏe.

Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu bé có mắt nhìn hơi chéo. Phần lớn kiểu nhìn chéo này ở bé là bình thường cho đến khi bé được khoảng 4 tháng tuổi.

Bé khá nhạy cảm với ánh sáng và có thể quan sát được 3 loại kích cỡ; do đó, bạn có thể thấy bé chớp mắt khi đưa một món đồ chơi lại gần mặt bé.

Dấu hiệu bé bú đủ

Phần lớn người mẹ đều băn khoăn về việc, liệu bé bú đã đủ no hay chưa bởi vì, bé dường như xuất hiện cảm giác đói trong cả ngày. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bé đã bú đủ là: bầu ngực của mẹ dường như “trống rỗng”; da của bé có màu sáng, chắc và có độ đàn hồi tốt khi bạn ấn tay vào (nếu cơ thể bé bị mất nước thì khi bạn ấn nhẹ ngón tay vào làn da của bé, da bé sẽ có dấu hiệu nhăn nheo trong một thời gian ngắn); bạn có thể nghe thấy tiếng bé nuốt sữa mẹ (khi căn phòng yên tĩnh); phân của bé có màu vàng hoặc màu sậm; bé làm ướt khoảng 6-8 chiếc tã mỗi ngày. Những tháng tiếp theo, bé phát triển tốt cả về chiều cao và cân nặng.

Tình trạng đi tiêu ở bé

Vài ngày sau khi chào đời, bé thường đi tiêu có màu xanh sẫm; bởi vì, trong phân có chứa meconium – chất có sẵn ở ruột ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Khi bé được “ti mẹ” và meconium được đẩy dần ra ngoài, phân của bé bắt đầu chuyển sang màu vàng; nhưng màu sắc có thể thay đổi hàng ngày (dựa vào chế độ dinh dưỡng của mẹ và khả năng hấp thu của bé). Có những ngày, phân của bé trở nên mềm hơn, trông giống như bị tiêu chảy.

Bé sơ sinh có thể đi tiêu 8-12 lần mỗi ngày nhưng nếu bé chỉ “đi” một lẫn mỗi ngày thì cũng không có gì đáng lo ngại.

Chứng vàng da ở bé sơ sinh

Nếu dùng ngón tay ấn vào mũi hoặc cằm của bé, bạn có thể kiểm tra xem bé có mắc chứng vàng da hay không. Nếu bé có làn da xỉn màu, bạn nên xem dấu hiệu vàng da trong lợi của bé. Tình trạng vàng da mạnh nhất là trong vòng 2-3 ngày sau khi bé chào đời. Phần lớn các trường hợp vàng da sinh lý sẽ tự biến mất khi bé được khoảng 2 tuần tuổi.

Nguyên nhân: Bé sơ sinh có nhiều hồng cầu hơn nhu cầu của bé; hơn nữa, do gan của bé còn non nớt nên những sắc tố vàng (còn gọi là bilirubin – một sản phẩm của hồng cầu) bị dồn ứ trong máu. Một phần libirubin được đào thải ra ngoài qua phân nhưng thường không hết. Do đó, khoảng hơn một nửa số bé sơ sinh mắc chứng vàng da ở nhiều cấp độ khác nhau trong vòng 2 tuần đầu tiên.

Một số bé bú mẹ mắc chứng vàng da do bé không nhận đủ sữa mẹ. Vàng da do bé bú mẹ cũng sẽ tự nhiên biến mất trong vòng 2 tuần sau khi bé chào đời (bởi vì, lượng bilirubin đã được đào thải ra ngoài qua chất thải của bé). Các chuyên gia khuyên rằng, người mẹ nên cho bé bú để bé đào thải hết lượng bilirubin ra ngoài.

Phần lớn các trường hợp vàng da ở bé sơ sinh không gây hại và cũng không cần điều trị. Bác sĩ có thể sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng bilirubin cho bé, bằng cách lấy một ít máu ở gót chân của bé.

Chăm sóc sức khỏe mẹ

Khoảng 2-4 ngày sau sinh, sữa của bạn sẽ “về”, có thể gây nên tình trạng căng ngực (trước đó, bé có thể sử dụng nguồn dinh dưỡng gọi là sữa non) - khi ấy, bầu ngực thường như bị sưng lên (mềm hoặc cứng và nóng hơn).

Bạn nên tránh những tác động “thô bạo” lên vùng ngực vì chúng có thể gây đau. Tình trạng căng ngực chỉ là tạm thời và có thể được điều chỉnh bằng cách cho bé bú thường xuyên. Ngoài ra, một số mẹo sau cũng giúp bạn dễ chịu hơn:

- Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen.

- Sử dụng một miếng gạc ấm (khăn bông mềm, nhúng vào nước ấm) để massage bầu ngực mỗi lần bạn cho bé bú.

- Vắt từng lượng sữa nhỏ mỗi bên ngực trước khi bạn cho bé “ti”; bởi vì, một bầu ngực căng khiến cho bé khó khăn khi ngậm ti mẹ. Sau đó, bé cũng khó khăn để mút sữa – yếu tố gia tăng những cơn đau ở mẹ.

- Tháo bỏ áo ngực, khi cần thiết. Nhiều người mẹ duy trì thói quen mặc áo ngực khi đi ngủ. Điều này chỉ khiến bầu ngực bị căng thêm.

- Cho bé “ti mẹ” cách 2-3 giờ một cữ. Bạn không nên tránh cho bé bú chỉ vì sợ bị đau: bạn càng cho bé bú nhiều, bạn càng đỡ bị đau hơn.

- Uống đủ nước để tránh cơ thể bạn bị mất nước và giúp duy trì quá trình sản xuất sữa thành công.

- Cho bé bú xen kẽ cả hai bên ngực.

- Sử dụng thêm một miếng gạc mát để chườm ngực sau khi bạn cho bé bú.


Theo Babyzone,mevabe