Giúp bé tập nói

Giúp bé tập nói

Bé cua 3bạn đã đi một chặng dài , từ 1 em bé mới sinh chỉ có cách giao tiếp duy nhất là khóc và không biểu hiện gì ngoài những nhu cầu tối thiểu của chính bé , tới 1 em bé 6 tháng tuổi bắt đầu phát ra những âm thanh , những từ hoàn chỉnh va biết thể hiện sự giận dữ, thất vọng và hạnh phúc , tới một em bé 8 tháng tuổi có thể truyền đi những thông điệp bằng những âm thanh và cử chỉ đơn giản , bây giờ là một em bé 11 tháng có thể nói được những từ ngữ thực sự đầu tiên.

Và dù tất cả những gì bé thực hiện đuợc cho tới nay , bé vẫn sẽ phát triển nhiều tới mức làm cho bạn kinh ngạc . trong những tháng tiếp theo , nhận thức của bé sẽ tăng lên một cách đáng kể . và khi được 1 tuổi rưởi , khả năng thể hiện ngôn ngữ của bé sẽ còn phát triển hơn nữa . Sau đây là một số điều bạn có thể làm để giúp bé phát triển ngôn ngữ .


Gọi tên, gọi tên và gọi tên.
Mọi thứ trong thế giới của bé đều có tên. Bạn hãy sử dụng nó , bạn hãy kể tên của các đồ vật ở xung quanh cho bé nghe : chậu tắm toilet , bồn rữa bát , đèn bàn ghế , ly , chén , ho, hát .....Bạn có thể chơi trò mắt - mũi miệng ( nắm tay bé , chỉ vào mắt , mũi .... các bộ phận trong cơ thể , thơm vào tay bé khi dừng lại lần cuối cùng ) gọi tên từng bộ phận khi bé chỉ tới . chỉ cho bé chim chó , cây , lá , hoa , xe ôtô...khi bạn đi ra ngoài cùng với bé.đừng quên giới thiệu với bé về mọi người : chỉ cho bé mẹ , bố , anh , chị , ông ....trẻ em , phụ nữ , đàn ông.... hoặc bạn gọi tên bé thường xuyên để giúp bé phát triển cảm giác về việc nhận diện .

Lắng nghe , lắng nghe , lắng nghe
Cách bạn lắng nghe cũng quan trọng ngang với việc bạn nói gì với bé . thậm chí ngay cả khi bạn không biết được chính xác bé nói gì , bạn cũng nên lắng nghe những lới ngọng nghịu của bé và trẻ lời : “ ôi , hay quá , con gái,...” hoặc “ thật thế à” Khi bạn hỏi bé một câu hỏi , bạn nên chờ việc trả lời của bé , ngay cả be` trẻ lới bằng nụ cười , một cử chỉ phấn khích của bé hoặc 1 lời ngọng nghịu không rõ ráng. Bạn nên cố gắng hiểu những lới của bé . Nhiều từ đầu tiên của bé không rõ ràng tới mức bố mẹ bé thường xuyên không chú ý tới chúng . hãy cố gắng ghép nối những từ không thể xác định với những điều mà chúng có thể thể hiện.Khi bạn gặp khó khăn trong việc phiên dixh5 những điều bé đang nói , bạn hãy chỉ vào những vật mà bạn nghĩ là bé muốn nói tới ( Con muốn bóng không ? Chai? ...) cho bé cơ hội để nói với bạn liệu bạn đóan đúng hay sai . Cả bạn và bé sẽ gặp khó khăn cho tới khi những câu trả lới của bé trở nên dể hiểu . Việc cố gắng phiên dịhc sẽ là tăng tốc độ phát triển ngôn ngữ của bé cũng như tạo cho bé cảm giác thỏa mãn khi người khác hiểuu bé .

Tập trung vào các khái niệm
Quá nhiều điều bạn cho là bé phải học . sau đây là 1 số khái niệm mà bạn cần chú ý để giúp bé phát triển . tất nhiên bạn có thể nghĩ ra thêm các khái niệm khác nữa .
+ Nóng và lạnh : cho bé chạm vào tách cà phê của bạn sau đó thêm đá vào . Nói cho bé biết thế nào là nóng , lạnh , ấm ...
+ Lên và xuống : nhẹ nhàng nâng bé lên cao sau đó hạ xuống thấp , đặt một vật lên nóc tủ , sau đó để chiếc hộp xuống đất , nâng bé lên cho nhìn thấy chiếc hộp sau đó hạ xuống để bé nhìn chiếc hộp dưới đất .
+ Trong và ngoài : Đặt vật vào trong xô , thau , sau đó đổ ra ngoài .
+ Rỗng và đầy : đổ đầy nước vào thùng , ly ... sau đó đổ hết đi .
+ Đứng và ngồi : chơi đứng lên ngồi xuống với bé .
+ Ướt và khô : so sánh áo , khăn ướt và khô , tóc mới gội và tóc khô.
+ To và nhỏ : so sánh 2 đồ vật to và nhỏ : quả bóng , ly , ....

Giải thich về môi trường và các nguyên nhân , ảnh hưởng.
mặt trời sáng để chúng ta có ánh sáng ,ấm áp. Tủ lạnh dùng làm lạnh thức phẩm để giữ thực phẩm tươi ngon. Mẹ dùng bàn chải nhỏ đánh răng cho con , bàn chải lớn để cọ nhà . bật công tắc để mở điện. Nếu con xé sách chúng ta sẽ chẳng có gì để đọc . Mở rộn gnhận thức , hiểu những điều xung quanh , nhận biết được cảm giác , nhu cầu và cảm xúc của người khác là những bước quan trọng để bé có thể thực làm chủ được ngôn ngữ và hiểu chứ không chỉ học vẹt hàng loạt những từ vô nghĩa .

Trở nên có ý thức với màu sắc.
Bắt đầu nhận dạng màu sắc bất cứ khi nào có thể . bạn nói con nhìn thấy không : quả bóng màu đỏ , y như màu áo của con hoặc , cái xe tải máu xanh giống áo con . hoặc hãy nhìn xem những bông hoa màu vàng đẹp chưa kìa.

Sử dụng cách nói 2 lần:
Sử dụng cách nói của người lớn trước , sauđó dịch câu nói đó thanh câu be` có thể hiểu được : Bây giờ bố và con đi dạo nhé - mẹ , Linh tạm biệt , Ôi , con ăn xong rồi - Bé ăn hết rồi . Lặp lại câu nói sẽ giúp bé dễ hiểu gấp đôi .
Nói với bé như nói với người lớn.
Việc nói chuyện với bé như nói với người lớn chứ không phải nói chuyện với một em bé . sẽ giúp bé học nói cách nói đúng nhanh hơn

Giới thiệu các đại từ nhân xưng
Mặc dù bé của bạn sẽ không sử dụng các đại từ nhâ n xưng một cách chính xác trong một hoặc vài năm đầu , đây là thời điểm thích hợp để giúp bé làm quen với các đại từ bằng cách sử dụng chúnh cùng với tên : Mẹ sẽ lấy đồ ăn sáng cho Nam , bố sẽ lấy cho con cái gì đó để ăn . Đây là quyển sách của mẹ , của bớ ,kia là quyển sách của bé , ... Câu cuối cùng cũng dạy cho bé biết khái niệm về sự sở hữu.

Giục bé trả lời
Hãy làm mọi cách bạn có thể nghĩ ra để làm cho bé trả lời , dù bằng các từ hay bằng cử chí . Những sự lựa chọn trong thời điểm này là : Con muốn ăn bánh qui hay bánh giò ? hoặc con thích mặc đồ có hình con chuột Mickey hay hình con gấu ...Sau đó cho bé cơ hội để chỉ ra hoặc nói ra sự lựa chọn của bé . Một cái lắc đầu , gật đầu có thể sẽ được sử dụng trước từ có hay không nhưng vẫn là 1 phản ứng được chấp nhận . bạn hãy yêu cầu bé tìm các đồ vật ( thậm chí cả khi đồ vật đó không bị mất ) : quả bóng đâu rồi ? hãy cho bé thời gian tìm những đồ vật này và thưởng cho bé những lới khen ngợi , những lần ôm hôn . Ngay cả khi bé nhìn đúng hướng bạn cũng nên khen ngợi , âu yếm bé : đúng rồi , đấy là quả bóng ....

Đừng bắt buộc bé
Hãy khuyến khích bé của bạn nói bằng cáh nói : noi cho mẹ nghe con muốn gì nào khi bé sử dụng cách giao tiếp không lới ( chỉ ậm ừ trong miệng) để nói về điều bé muốn. Nếu bé lại ậm ừ hoặc chỉ một lần nữa , bạn tạo ra sự chọn lựa cho bé : con thích quả bóng hay thích xe tải nào ? Nếu bạn vẫn nhận được câu trả lời bằng ngôn ngữ không lời , bạn hãy tự đặt tên cho vật đó : con muốn quả bóng à / và sau đó đưa vật đó cho bé . Không bao giờ giữ lại vật gì bé không thể gọi tên đồ vật đó hoậc vì bé không phát âm từ đó không chính xác . Nhưng bạn hãy cố gắng nhắc lại tên của đồ vật đó lần sau 1 cách kiên nhẫn và không đòi hỏi như vậy .

Đưa ra các chỉ dẫn đơn giản:
Hầu hết các bé ở lứa tuổi này chỉ làm theo các chỉ dẫn đơn giản nên bạn chỉ nên đưa ra các chỉ dẫn từng bước một . Thay vì nói , bé nhặt thìa lên đưa cho mẹ nào . bạn hãy nói : bé nhặt thìa lên nào , sau khi việc này đã thực hiện xong , hãy nói bây giờ thì đưa cho mẹ nào. Bạn cũng có thể giúp bé sớm đạt thành việc thực hiện các yêu cầu mà bé có thể thực hiện đựơc . Ví dụ nếu con bạn có thể với tới cái bánh , bạn hãy nói , cầm cái bánh đưa cho mẹ nào . Những kỹ năng này sẽ giúp phát triển nhận thức của bé và do đó phát triển khả năng nói của bé .

Chữa lỗi sai một cách cẩn thận: 
Bé hiếm khi nói dù chỉ một từ một cách chính xác tuyệt đối và không bé nào có thể nói từ đó chính xác như người lớn . Bé không thể nói được rất nhiều phụ âm cho tới khi bé được vài tuổi hoặc hơn thế nữa và những âm cuối của từ có thể bị bỏ qua trong thời gian dài hơn . Khi bé phát âm 1 từ không đúng bạn đừng sửa lỗi phát âm đó một cách cứng nhắc như khi ở trường học . Quá nhiều sự phê bình sẽ làm bé từ bỏ việc tập nói . Thay vào đó bạn hãy chọn một cách nhẹ nhàng hơn : dạy bé mà không thuyết giảng để bảo vệ tính tự ái nhạy cảm của bé . Khi bé nhìn lên trời và nói : trăn , sao , bạn hãy nói Đúng rồi , có một ông trăng và nhiều vì sao . Mặc dù việc bé nói ngọng rất dễ thương , nhưng việc bạn nhắc lại từ bé nói ngọng có thể làm bé hiểu nhầm ( bé nghĩ đó là cách phát âm đúng)

Mở rộng vốn đọc của bạn
Đối với các bé đang tập đi , tập nói , bé không chỉ thích giai điệu mà còn thích cả những cuốn sách có hình các loài động vật , xe cộ , đồ chơi và trẻ con . Một số trẻ đã sẵn sàng để nghe những chuyện đơn giản mặc dù hầu hết các bé đều không sẵn sàng ngồi nghe đọc truyện . Khi ở lứa tuổi này , ngay cả với những bé đã sẵn sàng , bé thường không thể ngồi hơn 3 hoặc 4 phút để nghe đọc truyệ n . Bé sẽ nghe đọc truyện hơn nếu bé có thể tham gia tích cực . Bạm ngừng đọc để thảo luận về các bức tranh ( con xem này , con mèo kia đang đội chiếc mũ....) yêu cầu bé chỉ ra những đồ vật quen thuộc ( việc gọi tên các đồ vật này sẽ được thực hiện sau ) và nói cho bé biết tên các vật mà bé chưa từng nhìn thấy trước đó hoặc không nhớ . Thậm chí ( khá sớm đối với một số trẻ ) bé của bạn sẽ có thể nói nốt một số từ ở cuối giai điệu hoặc câu nói trong cuốn sách mà bé thích .

Nghĩ về số lượng
Đếm không phải là điều khó với bé nhưng có khái niệm về số nhiều số ít lại hoàn toàn khônhg dễ .những lời nhận xét kiểu này : con có 1 cái bánh hay Xem kìa có mấy con chim trên cây ? hoặc con có 2 con mèo ... sẽ bắt đầu giớithiệu cho bé những khái niệm cơ bản về tóan học . dạy bé đếm 1 , 2 khi lên cầu thang ...sử dụng các ngón tay để chỉ số lương ... Hãy thường xuyên đếm cho bạn nghe khi bạn ngồi với bé , hãy đếm từ 1 đến 10 . Khi bạn chơi với bé , hãy đếm số lượng đố chơi , khi bạn chuẩn bị thực ăn cho bé , hãy đếm cho bé nghe nếu bé cùng ngồi với bạn ...

Hãy kiên nhẫn , bé của bạn rồi cũng sẽ nói ngày càng nhiều.

Nguồn : Chăm sóc bé yêu năm đầu tiên
BS Phùng Bích Sâm biên soạn